Video đòn phi tiếp xúc của TOS-1A khiến đối phương khiếp sợ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -TOS-1A Solntsepyok - là vũ khí rất hiệu quả trong chiến tranh đô thị, nơi nó có thể nhanh chóng quét sạch các vị trí và công sự đối phương.

Hệ thống Solntsepyok.
Hệ thống Solntsepyok.

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video ghi lại màn tấn công của hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A Solntsepyok (ánh sáng mặt trời thiêu đốt) nhằm vào mục tiêu quân sự tại vùng Donbass.

Đây là vũ khí khiến lực lượng tác chiến của Quân đội Ukraine tại thành phố Bakhmut và nhiều điểm nóng xung đột khác thừa nhận là vũ khí nguy hiểm nhất của Nga thường xuyên sử dụng trong thời gian gần đây tại nhiều điểm xung đột.

"Những hệ thống pháo phản lực nhiệt áp Solntsepyok đang gây thiệt hại lớn cho lực lượng của chúng tôi tại điểm nóng chiến sự. Mỗi loạt đạn của Solntsepyok gần như không để lại sự sống tại khu vực chúng tấn công, bất kể bạn đào hầm sâu đến đâu", tờ Kyivpost dẫn lời một chỉ huy của lực lượng Ukraine.

Cùng với sự thừa nhận về sức mạnh của Solntsepyok từ phía Quân đội Ukraine, lực lượng Nga đang tham chiến tại Donbass cũng đã công bố video ghi lại màn tấn công vào mục tiêu quân sự của Ukraine tại đây.

"Đối phương ẩn nấp trong hầm hào và các căn nhà đổ nát. Tuy nhiên, sống sót dưới hỏa lực của pháo nhiệt áp Solntsepyok gần như là bất khả thi. Vũ khí này đã phá hủy hàng chục cứ điểm của đối phương trong những ngày qua", quân đội Nga cho hay.

Chỉ huy pháo binh Nga cho biết họ thường khai hỏa ở khoảng cách chỉ 5 km và các hệ thống Solntsepyok thường là mục tiêu ưu tiên số một của quân đội Ukraine.

Kíp vận hành pháo nhiệt áp phải tính toán phần tử bắn, khai hỏa chính xác và rút khỏi vị trí trong thời gian nhanh nhất có thể.

"Mọi tính toán phải hoàn hảo. Đối phương liên tục tìm cách truy tìm chúng tôi nhưng không thành công", chỉ huy khẩu đội Nga cho biết thêm.

Tổ hợp Solntsepyok có tên đầy đủ là TOS-1 Solntsepyok được phát triển từ thời Liên Xô với định danh là pháo phun lửa, sử dụng pháo phản lực mang đầu đạn nhiệt áp để diệt bộ binh, khí tài và công sự kiên cố.

Biến thể TOS-1A Solntsepyok bắt đầu biên chế năm 2001, được tăng tầm bắn và trang bị máy tính đường đạn cùng nhiều cải tiến khác.

Khi tác chiến, Solntsepyok chuyên bắn thẳng vào mục tiêu trong tầm nhìn xạ thủ, thay vì bắn cầu vồng từ khoảng cách hàng chục km như pháo phản lực thông thường.

Toàn bộ 24 quả đạn có thể phóng ra trong 6-12 giây, tùy thuộc chế độ bắn. Mỗi quả đạn cỡ 220mm chứa nhiên liệu cháy và hai liều nổ độc lập. Khi rơi xuống mục tiêu, liều nổ đầu tiên được kích hoạt để phát tán nhiên liệu cháy thành đám mây lớn bao phủ diện tích rộng.

Liều nổ thứ hai sẽ đốt cháy đám mây này trong tích tắc, tạo ra vụ nổ lớn và hút sạch oxy ở xung quanh. Nhiệt độ cao 2.500-3.000 độ C cùng áp suất đột ngột thay đổi từ vụ nổ có thể phá hủy nhiều khí tài cơ giới, đồng thời gây sát thương với những binh sĩ trú ẩn trong thiết giáp, công sự kiên cố mà không cần tiếp xúc với mục tiêu.

Solntsepyok tấn công mục tiêu quân sự Ukraine.

Giới quân sự cho rằng Solntsepyok là vũ khí phù hợp cho tác chiến ở Bakhmut vừa qua và nhiều đô thị khác, do nhiều đơn vị Ukraine đang cố thủ trong công sự và mạng lưới chiến hào dày đặc, vốn có khả năng chống chịu tốt với đạn pháo thông thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Zidane có cơ tái hợp CLB Real Madrid.

HLV Zidane có bến đỗ lý tưởng

GD&TĐ - Chủ tịch Florentino Perez và HLV Zidane đang thảo luận bàn về việc tái ngộ của cả 2 tại Santiago Bernabeu vào mùa hè 2024.