Tên lửa bay gần Mach 5 đến điểm nóng

GD&TĐ -Theo tờ La Stampa của Ý, lực lượng phòng thủ Ukraine đã chính thức nhận được những hệ thống đánh chặn tối tân SAMP/T đầu tiên từ Pháp và Ý.

Hệ thống SAMP/T.
Hệ thống SAMP/T.

Báo Ý dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết, hôm 15/5, hệ thống SAMP/T đã chuyển đến Ukraine và được triển khai chiến đấu ngay sau đó để tăng cường khả năng đánh chặn cho lực lượng phòng thủ Kiev trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Hồi cuối năm 2022, Pháp và Ý đã đồng ý cung cấp hệ thống phòng không SAMP/T cho Ukraine. SAMP/T có thể nằm trong gói hỗ trợ vũ khí tiếp theo mà Chính phủ Ý dự kiến phê duyệt cho Ukraine vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, đến nay vũ khí đánh chặn này mới chính thức được xác nhận đã đến Kiev.

Cũng theo nguồn tin này, SAMP/T là hệ thống phòng không tầm xa được đánh giá rất cao, hội tụ những tinh hoa của công nghệ tên lửa phòng không châu Âu. Vũ khí được đánh giá là đối thủ đáng gờm so với S-300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Đạn tên lửa Aster-30 của hệ thống có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở phạm vi từ 3-120 km với độ cao tối đa 30 km. Tên lửa đạt tốc độ tối đa khoảng Mach-4.5 (khoảng 5000 km/h).

Hệ thống đánh chặn SAMP/T được tập đoàn Eurosam của châu Âu (liên doanh giữa các công ty Aerospatiale, Alenia và Thompson-CSF) chế tạo, với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ quân sự cũng như chống lại các mối đe dọa trên không như tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tên lửa chống bức xạ và máy bay không người lái.

Một khẩu đội SAMP/T hoàn chỉnh bao gồm: Xe phóng, tên lửa Aster-30 và một bộ điều khiển hỏa lực dựa trên radar quét điện tử đa chức năng Arabel. Các phần tử của hệ thống SAMP/T được gắn trên xe tải Astra/ Iveco của Ý và Renault Kerax 8x8 của Pháp.

Sức mạnh của SAMP/T nằm ở 8 ống phóng được trang bị tên lửa đánh chặn tầm xa nhiên liệu rắn hai tầng Aster-30. Tên lửa có chiều dài 4,9 m; với trọng lượng 510 kg trong đó khối lượng đầu đạn của nó nặng 20 kg.

Để đối phó với cuộc tấn công từ nhiều tên lửa khác nhau của đối thủ, tổ hợp SAMP/T có thể bắn 8 tên lửa Aster-30 chỉ trong 10 giây.

Điều khiến SAMP/T trở nên nguy hiểm hơn là dù được phát triển để đáp ứng nhu cầu phòng không tầm trung, tầm xa và hoạt động ở chế độ độc lập nhưng chúng sẽ mạnh hơn khi được tích hợp trong một mạng phòng không liên hợp.

Như vậy, với Patriot do Mỹ sản xuất, SAMP/T của châu Âu cùng một số hệ thống đánh chặn tầm ngắn khác, lực lượng phòng thủ Ukraine sở hữu lưới lửa phòng thủ nhiều tầng mà về lý thuyết, có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu đường không khác nhau của đối thủ.

Theo tờ Defense News của Mỹ, hiện nay Ukraine đang vận hành loạt hệ thống đánh chặn do nước ngoài viện trợ gồm Gepard và IRIS-T SLM do Đức sản xuất, hệ thống Stormer HVM từ Anh, hệ thống Aspide từ Tây Ban Nha và hệ thống Crotale NG từ Pháp.

Trong đó, Gepard là một loại pháo phòng không tự hành được phát triển bởi công ty Đức Krauss-Maffei Wegmann (KMW) từ năm 1976 đến 1980. Pháo có tầm bắn tối đa 5,5km với đạn FAPDS và có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 15km.

Dù vẫn tỏ ra hiệu quả khi đối phó với mục tiêu bay chậm như trực thăng và cường kích nhưng Gepard không còn phù hợp trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình thế hệ mới, UAV tấn công tự sát, đạn rocket...

Khác với Gepard, vũ khí khác mới hơn do Đức sản xuất được cho là có thể mang lại hiệu quả đánh chặn tốt hơn tại Kiev là IRIS-T SLM. Hệ thống này cung cấp khả năng phòng thủ toàn diện 360° trước máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và vũ khí tấn công có dẫn đường.

Về lý thuyết, hệ thống IRIS-T SLM có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar và rocket cỡ nòng lớn. Vũ khí này cũng có thể diệt UAV và các mối đe dọa cơ động nhỏ khác. Nó có tầm bắn tối đa 40km ở độ cao lên tới 20km.

Cùng với đó, hệ thống Aspide từ Tây Ban Nha cũng được đánh giá khá cao khi có thể hoạt động trong mọi thời tiết, có thể kháng nhiễu.

Trong số vũ khí phòng không phương Tây đang được Ukraine vận hành còn có Crotale NG. Tại Pháp, Crotale NG được trang bị hai khối gồm bốn ống phóng sẵn sàng khai hỏa có thể bắn tên lửa VT1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly ngắn.

Vũ khí đánh chặn này được trang bị bộ đa cảm biến, bao gồm quang điện tử thụ động và radar tích hợp biện pháp đối phó điện tử (ECCM) để tấn công các mục tiêu trên không trong điều kiện bất lợi của chiến tranh điện tử dày đặc và môi trường chiến trường bất lợi như chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học (NBC).

Đạn tên lửa Crotale NG có thể đánh chặn các mối đe dọa trên không bao gồm tên lửa chiến thuật, máy bay trực thăng, UAV và máy bay chiến đấu tầm thấp. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11km.

Tuy nhiên báo Mỹ cho rằng, dù tất cả những hệ thống phòng không này đều được nhà sản xuất giới thiệu có khả năng đánh chặn rất tốt nhưng kể từ khi xuất hiện tại Ukraine đầu năm 2023, hầu như chúng chưa lập được thành tích đáng kể nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.