Khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam chiếm 80% diện tích tự nhiên; vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sở các huyện, xã miền núi, chiếm trên 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khách sinh sống và sư trú tại đồng bằng, thành thị.
Đồng bào các dân tộc thiểu số có từ lâu đời ở 13 huyện, thành phố của tỉnh, với 24 ngàn hộ và gần 144 ngàn người, chiếm gần 7,5% dân số tỉnh. Tính đến nay toàn tỉnh có 19 dân tộc thiệu số: trong đó có các thành phần dân tộc bản địa như : Cơ tu, Xơ đăng, Ca dong, Xơ teng, Mơ nâm, Ve, Tà riềng, Bhơ noong, Co và đồng bào dân tộc sống tập trung chủ yếu ở 69 xã thộc 6 huyện miền núi cao như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My….
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Nam luôn phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, có nhiều đóng góp cho cách mạng, đưa các cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Hàng ngàn người con của đồng bào dân tộc thiểu số gia nhập bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, gùi lương tải đạn, góp phần làm nên những chiến công vang dội, chẳng hạn như: Đồng bào các dân tộc Cơ tu, huyện Đông Giang và đồng bào dân tộc Co ở huyện Trà My đã theo nghĩa quân Cần vương kháng chiến chống thực dân pháp, nhất là vào năm 1920 và phong trào đấu tranh của làng Cà Dhoạt Mừng do hai ông Giang và ông Rẫy lãnh đạo đánh thực dân Pháp, và dân làng Rô huyện Nam Giang nuôi dấu và che chở cho đống chí Tố Hữu, Huỳnh Ngọc Huệ tránh khỏi lùng bắt của giặc Pháp...
Toàn cảnh Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ I năm 2010 diễn ra sáng ngày 19-1 |
Trong giai đoạn từ năm 1968 đến 1975, đồng bào các dân tộc thiểu số tại Quảng Nam ngoài việc tham gia xây dựng khu căn cứ cách mạng của tỉnh, Khu ủy V làm trung tâm chỉ đạo của Đảng dối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ngụy, đồng bào đã bằng nhiều hành động cách mạng cụ thể như, tăng gia sản xuất, phát triển chăn nuôi để có lương thực cung cấp cho cán bộ, bộ đội, tải đạn, chăm sóc thương bệnh binh, phối hợp cùng với bộ đội chính quy, bộ đội địa phương tham gia chiến dịch đánh địch, tiêu diệt kẻ thù, nhất là tiêu diệt nhiều căn cứ quân sự như Thượng Đức, Khâm Đức, Trà My, Tiên Phước…, buộc địch phải bỏ chạy, giải phóng đất núi, đất rường.
Bênh cạnh đó, đồng bào cách mạng người Hoa ở đồng băng, đô thị có nhiều đống góp vật chất, tinh thần vật chất cho cách mạng, tham gia kháng chiến đến ngày giành thắng lợi cuối cùng, góp phần cùng quân dân toàn tỉnh Quảng Nam giải phóng quê hương vào tháng 3-1975.
Trong cuộc kháng chiến chống đến quốc Mỹ cứu nước với truyền thống, ý chí độc lập, tự do đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Nam đã thực hiện xuất sắc các chủ trương, đường lối của Đảng đã đề ra: tấm gương và lòng của các đồng bào dân tộc thiểu số như “Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình”, chính vì thế, đã có nhiều tập thể, cá nhân của các huyện, xã miền núi của các dân tộc thiểu số được tuyê dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều bà mẹ Việt Nam Anh hùng được suy tôn và công nhân.
Khi tái lập tỉnh và thời kỳ đổi mới, nhất là từ ngày tái lập tỉnh cho đến nay, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số tại Quảng Nam đã nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Kinh tế không ngừng phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, tạo đà thuận lợi cho phát triển trong những năm tiếp theo.
Các chương trình hỗ trợ phát triển miền núi của Đảng, Chính phủ đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng góp phần cải thiện và phát triển đời sống dân sinh; văn hoá - xã hội có những chuyển biến tích cực, quốc phòng - an ninh luôn được coi trọng và thường xuyên tăng cường. Hệ thống chính trị được xây dựng vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lan tỏa sâu rộng trên địa bàn các dân tộc của tỉnh. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể có nhiều đổi mới, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ðại hội đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian từ nay đến năm 2020 là: Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố hệ thống chính trị, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, quyết tâm đưa tỉnh Quảng Nam phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bài và ảnh: Nguyên Khang