Vì sao vừng đen được coi là loại hạt có thể mang lại thắng lợi lớn về mặt sức khỏe?

GD&TĐ - Vừng đen từ xa xưa được xem là một loại thực phẩm cao cấp có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng huyết, cường thân và chống lão suy...

Vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, bổ ngũ tạng...
Vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, bổ ngũ tạng...

Công dụng của vừng đen

Vừng có 3 loại gồm vừng đen, vừng trắng và vừng vàng. Tuy nhiên chỉ có vừng đen là được dùng để làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt…

Còn trong y học hiện đại thì trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm), 61,7g lipit (chất béo), 7,3g glucid (chất đường bột), 660 calo nhiệt lượng, 564 mg canxi, 368g photpho, 50mg sắt, 0,85mg vitamin B1, 0,18mg vitamin B2, ngoài ra còn có folic axit, saccharose, pentose, hắc sắc tố…

Chính vì thế mà danh y Đào Hoằng Cảnh gọi vừng đen là “cự thắng tử” (cự: lớn, thắng: thắng, tử: hạt), đó là loại hạt có thể mang lại thắng lợi lớn về mặt sức khỏe.

Một số món ăn trị bệnh từ vừng đen

Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều.

Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể. Món cháo này còn có tác dụng lợi sữa, nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú

Chi ma ngẫu phấn ẩm: Vừng đen, bột ngó sen, gạo tẻ, củ mài, đường kính trắng – tất cả liều lượng bằng nhau. Vừng đen, gạo tẻ và củ mài sao riêng cho chín, sau đó tán thành bột mịn. Cuối cùng trộn đều với bột ngó sen và đường kính, cất vào lọ nút kín dùng dần.

Mỗi lần uống khoảng 30-40 g bột thuốc, hòa vào nước sôi như pha sữa bột. Bột này có tác dụng bổ dưỡng cả về trí lực và thể lực đối với người già và trẻ nhỏ.

Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần.

Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vừng đen

Chữa đầy hơi, chướng bụng: Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.

Chữa viêm mũi mạn tính: Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.

Chữa táo bón: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.

Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao: Vừng đen 100g, hà thủ ô 80g, ngưu tất 50g, tất cả các vị sao chín, sấy khô, tán bột mịn, dùng mật ong làm thành viên bằng hạt ngô, ngày uống 30g, chia làm 3 lần.

Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc: Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị, đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc.

Theo suckhoegiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.