Nguyên nhân và cách trị xước móng rô đơn giản, hiệu quả

GD&TĐ - Xước măng rô (xước móng rô) là tình trạng các khu vực da ở gần móng tay, móng chân bị bong thành nhiều sợi nhỏ. Nếu không biết cách khắc phục hiệu quả vấn đề này, sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.

Nguyên nhân và cách trị xước móng rô đơn giản, hiệu quả

Nguyên nhân gây ra xước móng rô

- Xét về góc độ dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xước măng rô là do cơ thể thiếu vitamin C và axít folic.

- Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là do trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau dọn… tay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa nên da bị khô, dễ bong tróc.

- Ở một số trường hợp, thói quen cắn móng tay cũng gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở.

Nguyen nhan va cach tri xuoc mong ro don gian, hieu qua

- Ở một số người, hiện tượng xước măng rô xảy ra là do bị các bệnh lí như viêm da, nấm da, bệnh Eczema… Những căn bệnh này sẽ gây nên các tổn thương ở phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay và làm xuất hiện những đường gờ ngang.

- Một số khác thì có hiện tượng xước móng rô mỗi khi sắp tới kỳ kinh nguyệt, nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến giãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này thì không nên can thiệp nhiều, chỉ cần chờ qua kỳ nguyệt san hoặc khi buồng trứng trở nên ổn định hơn (sau khi lập gia đình, sinh con) thì sẽ hết.

Cách điều trị xước móng rô

- Cách đơn giản nhất để xử lý tình trạng bị xước măng rô: Ngay khi phát hiện những sợi da xước, dùng bấm móng tay bấm sát vào phần chân của sợi da. Sau đó tránh động vào vết xước, vi khuẩn ở ngón tay sẽ làm vùng xước bị sưng tấy và nhiễm trùng.

Nguyen nhan va cach tri xuoc mong ro don gian, hieu qua

- Sử dụng dầu vitamin Elà một trong những biện pháp điều trị bệnh móng tay xước măng rô hiệu quả nhất vì nó làm cho nền móng được dưỡng ẩm tốt và mềm mại hơn. Và hơn nữa, vitamin E có khả năng phục hồi làn da bị xước. Để ngăn ngừa xước măng rô, hãy nhỏ một vài giọt vitamin E lên nền móng sau khi cắt móng.

- Với nguyên nhân do thiếu hụt dinh dưỡng cần điều chỉnh một chút chế độ ăn như: bổ sung các chất giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…), thực phẩm giàu acid folic (cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).

Nguyen nhan va cach tri xuoc mong ro don gian, hieu qua

- Trong trường hợp bạn là người có thói quen cắn móng tay thì cần phải loại bỏ ngay lập tức. Bởi không chỉ gây nên hiện tượng xước măng rô mà bạn còn có thể mắc các bệnh đường ruột khác. Vì móng tay là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn gây hại, cắn móng tay sẽ làm cho vi khuẩn có xâm nhập vào trong vòm họng và đường ruột gây bệnh.

- Với phụ nữ, nếu bị xước măng rô theo thời kỳ kinh nguyệt thì không nên tác động. Vì khi qua kỳ, các vết xước sẽ tự động khỏi. Do đây là nguyên nhân nội tiết nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh, việc tác động bên ngoài là không cần thiết.

- Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ bị xước măng rô thì khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mọi người cần mang các dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng cao su. Nếu có điều kiện hơn thì hãy chăm sóc da tay, chân bằng những sản phẩm chuyên dụng dành cho vùng da này, nhất là vào mùa đông. Hoặc vào các buổi tối, bạn có thể ngâm tay, ngâm chân bằng nước muối loãng cũng rất hiệu quả để giải quyết căn bệnh này.

Theo Chuyên đề Sức khỏe gia đình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.