Khi thời tiết nắng nóng, cổ họng cháy khát thì chỉ cần được uống 1 ly nước đá thôi là đã hạnh phúc lắm rồi. Nhưng tại sao uống hết 1 ly rồi người ta vẫn chưa thấy đã khát và một lúc sau lại tiếp tục muốn uống thêm nhiều ly nữa?
Bởi vì cách uống nước đá giải nhiệt như thế này hoàn toàn phản khoa học. Nước đá sẽ không làm mát được cơ thể mà chỉ làm cơ thể càng nóng hơn như đổ thêm dầu vào lửa.
Có thể hiểu vấn đề này như sau. Cơ thể chúng ta sử dụng rất nhiều năng lượng để điều hòa thân nhiệt. Năng lượng tiêu hao này còn lớn hơn cả khi tiêu hóa thức ăn và dưỡng chất. Do đó việc uống nước đá sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến các mạch máu co lại và giảm tốc độ cung cấp nước cho cơ thể. Nên dù bạn có uống nước đá thì cơ thể vẫn rất khát.
Dù có uống nhiều nước đá bạn vẫn cảm thấy rất khát.
Nhiệt độ quá thấp của nước đá khi tiếp xúc với vùng miệng hầu họng sẽ làm mát tức thời vùng này, khiến hệ thần kinh trung ương phản ứng ngược lại. Khi đó hệ thần kinh của chúng ta tưởng thân nhiệt giảm nên truyền tín hiệu ra lệnh co mạch và bít kín lỗ chân lông ngoài da. Hậu quả là cơ thể không được tỏa nhiệt nên sau khi uống nước đá, cơ thể cảm thấy nóng hơn. Và bạn lại tiếp tục đi tìm nước đá… dẫn đến viêm họng.
Ngược lại, khi thời tiết đang nóng thì bạn nên uống nước nóng mới đúng. Dù ban đầu rất nóng và khó chịu nhưng về sau lại giải phóng được cơn khát, làm mát cơ thể do nước nóng làm cơ thể đổ mồ hôi, đồng thời nước bốc hơi qua lỗ chân lông trên mặt da của cơ thể làm giảm thân nhiệt.
Nếu không thích uống nước nóng thì bạn chỉ việc uống nước ở nhiệt độ phòng. Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường miễn dịch.
Những đối tượng không nên uống nước đá
1. Trẻ nhỏ: Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước lạnh, đồ uống lạnh. Trẻ nhỏ uống đồ lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho, viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột…
Nên hạn chế cho trẻ uống nước đá lạnh.
2. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh hiện tượng đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức.
3. Phụ nữ mang thai và người già: Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt như trước. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thi có thể gây ra một số bệnh về đường ruột.
4. Người bị bệnh về tiêu hóa: Những người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính… nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày và ruột, khiến bệnh tình trầm trọng thêm.
5. Người bị bệnh tim mạch: Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh.
6. Người bị sâu răng: Những người bị sâu răng khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt hơn, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác.