Vì sao trẻ sơ sinh chỉ nghe qua là đã nhận ra mẹ để đòi?

Mẹ và bé luôn có những mối liên hệ hết sức đặc biệt. Mẹ chính là người gần gũi nhất với bé.

Mặc dù sự phát triển khứu giác ở trẻ không sớm như thính giác nhưng xét về độ nhạy cảm, khứu giác ở trẻ nhỏ chắc chắn là nhạy cảm nhất.
Mặc dù sự phát triển khứu giác ở trẻ không sớm như thính giác nhưng xét về độ nhạy cảm, khứu giác ở trẻ nhỏ chắc chắn là nhạy cảm nhất.

Khi em bé khóc, những người lớn xung quanh thường nói: "Chắc bé đòi mẹ rồi". Dù chỉ nghe thấy giọng nói của mẹ hoặc bóng mẹ thoáng qua, bé sẽ ngay lập tức nhận ra và đòi mẹ.

Nhiều người sẽ rất tò mò không biết được vì sao bé lại nhận ra mẹ nhanh đến vậy. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố khiến bé nhận ra mẹ nhanh đến vậy.

Xác định bằng âm thanh và cảm giác

Khi trẻ được vài tháng tuổi, các bé rất nhạy cảm và sẽ nhanh chóng khóc lóc, la hét nếu thấy vắng mặt mẹ. Thứ nhất là là bé có thể phân biệt mẹ với những người xung quanh qua giọng nói. Thứ hai, bé đã có thể phân biệt được đâu là vòng tay của mẹ thông qua cảm giác.  

Thính giác của em bé phát triển sớm hơn. Ngay khi thai nhi được 25 tuần tuổi, bé đã có thể nghe thấy các âm thanh bên ngoài. Vì vậy, sau khi sinh, bé đã quen với giọng nói của mẹ.

Lắng nghe giọng nói của mẹ, bé sẽ cảm thấy yên tâm và an toàn. Ngoài ra, vì ở bên bé trong thời gian dài, bé có thể cảm nhận được đâu là mẹ qua vòng tay âu yếm của mẹ.  

Giải mã bí ẩn khiến bé chỉ nghe qua là đã nhận ra mẹ và đòi mẹ liên hồi

Phân biệt qua mùi hương đặc trưng của mẹ

Mặc dù sự phát triển khứu giác ở trẻ không sớm như thính giác nhưng xét về độ nhạy cảm, khứu giác ở trẻ nhỏ chắc chắn là nhạy cảm nhất. Vì mẹ luôn ở bên cạnh bé, tiếp xúc với bé thường xuyên nhất nên bé sẽ tự nhiên nhớ được mùi hương đặc trưng của mẹ.

Điều này cũng giải thích tại sao các em bé thường ngủ rất ngon trong vòng tay mẹ. Mặc dù được nhiều người bế ẵm nhưng bé lại cảm thấy an toàn nhất khi ở bên mẹ. Đó là bởi vì bé đã nhớ mùi hương đặc trưng của mẹ. 

Giải mã bí ẩn khiến bé chỉ nghe qua là đã nhận ra mẹ và đòi mẹ liên hồi

Nhớ gương mặt mẹ

Khi em bé của bạn được sinh ra, sự phát triển thị lực chưa hoàn thành nhưng khi tuổi của bé tăng lên, cơ thể phát triển, thị lực của bé cũng tăng lên.

Sau khi thần kinh thị giác của trẻ trưởng thành, việc phân biệt mẹ với những người khác sẽ dễ dàng hơn. Kết hợp với các chức năng khác, bé rất dễ dàng phân biệt ai là mẹ của mình. 

Theo emdep.vn/Sohu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.