Trước khi nhập cung hầu hạ các nhân vật hoàng tộc, các thái giám bắt buộc phải tịnh thân ngăn chặn việc họ có thể tự do ra vào cung gây rắc rối nơi cấm địa. Tuy nhiên, trước thời nhà Tân (năm 221 trước Công nguyên) thì không cần thiết phải tịnh thân mới được vào cung.
Đến thời nhà Minh, số lượng thái giám đã tăng lên nhiều. Theo ghi chép trong tài liệu lịch sử, vào thời kỳ Minh Thần Tông - Minh Hy Tông, đã có 20.520 thái giám được chọn vào cung. Đến thời nhà Thanh, họ đã rút kinh nghiệm và bắt đầu hạn chế số lượng thái giám trong cung.
Quá trình tịnh thân đau đớn như rơi vào địa ngục, trong vòng 3 ngày sau đó, người tịnh thân không được ăn uống gì để tránh nhiễm trùng. Sau khoảng thời gian đó, họ sẽ được tháo băng và nếu thái giám đi tiểu bình thường được là tịnh thân thành công. Nhưng cũng có nhiều người phải bỏ mạng vì nhiễm trùng quá nặng.
Tỷ lệ thất bại của quá trình tịnh thân không phải là thấp. Nhưng dù có thành công thì vẫn để lại di chứng tiểu tiện không tự chủ.
Trong quyển "Cung nữ đàm vãng lục", các cung nữ cuối thời nhà Thanh đã kể lại như sau: Các thái giám đều có khiếm khuyết về thể chất khiến vấn đề rò rỉ nước tiểu xảy ra. Và càng lớn tuổi vì vấn đề này càng nghiêm trọng hơn. Bất kể tiết trời thế nào, họ đều phải mang bên người mình một chiếc khăn lụa lớn và vắt ngang eo.
Thái giám sử dụng những chiếc khăn thấm hương liệu để giải quyết vấn đề rò rỉ nước tiểu và mùi hôi đặc trưng của chúng. Phương pháp này bắt đầu được sử dụng vào thời nhà Thanh.
Trước thời nhà Thanh, các thái giám đã vẩy rất nhiều hương liệu lên cơ thể để át đi mùi hôi đặc trưng của nước tiểu.
Ngoài ra, các thái giám còn một vật dụng thiết yếu khác phải mang bên mình thường xuyên: Đó chính là miếng đệm đầu gối dày đính mặt trong của quần dài. Do đặc trưng công việc phải cúi đầu và quỳ gối thường xuyên, các thái giám đã sử dụng những miếng đệm để giảm đau cho đầu gối.
Lý Liên Anh, một vị đại thái giám cuối thời nhà Thanh và là người thân tín của Từ Hi Thái hậu, đã sử dụng miếng đệm đầu gối làm từ da khỉ lông vàng.