Một trong những loại tên lửa không đối không tốt nhất thế giới hiện nay là MBDA Meteor, có tầm bắn 200 km và rất hiếm ngay cả đối với lực lượng không quân châu Âu.
Để minh họa, chúng ta có thể đề cập đến việc Không quân Pháp chỉ có một kho tên lửa đủ dùng cho 1 ngày chiến đấu.
Và nếu chúng ta phân tích báo cáo mới của IISS về việc sử dụng các vật liệu quan trọng trong ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu, trong đó có phân tích về Meteor, thì có thể thấy rất rõ lý do tại sao tên lửa này thực sự "có giá trị bằng vàng" về độ hiếm.
Để dễ hình dung, tác giả bài phân tích của IISS chia thông tin về Meteor thành các khối theo những thành phần của tên lửa này.

Chất bán dẫn gali nitride được sử dụng cho đầu dẫn đường của tên lửa, trong khi đó silicon nitride và magie aluminosilicat được sử dụng cho phần đầu.
Meteor - giống như các tên lửa không đối không khác do châu Âu sản xuất, sử dụng vật liệu gốm 9606 Corning Pyroceram, được làm từ thủy tinh magie - nhôm silicat và titan oxit.
Ngoài ra còn có một dấu hiệu thú vị là đối với tên lửa có đầu dò hồng ngoại, các kỹ sư sử dụng gương mạ niken và berili, cũng như germani, magie và yttri pha tạp mantan.
Quay trở lại với Meteor, báo cáo còn cung cấp thêm chi tiết thú vị sau - tên lửa này sử dụng nhiên liệu có chứa tạp chất hỗn hợp. "Pin nhiệt" Zirconium, lithium - silicon và sắt - sulfide được sử dụng làm "rào cản nhiệt" cho các bộ phận tên lửa khác trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Các bộ phận cung cấp năng lượng cho tên lửa cần có những hợp chất hiếm bao gồm samari và coban, terbi, neodymi và dysprosi.
Trong khi đó vonfram và molypden được sử dụng cho đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao trên tên lửa dẫn đường, còn tantali, đồng và vonfram được sử dụng cho đầu đạn có thiết bị hội tụ thành luồng xuyên.