Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới các bệnh: tim mạch, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, loãng xương và viêm khớp gối. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh những bệnh này như thế nào?
Bệnh tim mạch
Có một thực tế là phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới. Theo các nhà khoa học là do hệ thống mạch máu trong tim của phụ nữ tương đối nhỏ, mạch máu phân bổ cũng phức tạp. Trong khi đó các triệu chứng của bệnh tim không rõ ràng nên dễ bị chẩn đoán nhầm, khiến bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh.
Phụ nữ thường mắc bệnh tim nhiều hơn nam giới
Cách phòng tránh: phụ nữ nên kiểm tra tim mạch định kỳ, khống chế tình trạng 3 cao là: huyết áp cao, cholesterol máu cao, đường huyết cao.
Chế độ ăn uống hằng ngày cần thực hiện: ăn ít dầu, ít chất béo, ít muối, không hút thuốc, không uống rượu. Ăn nhiều rau củ quả, nên uống một cốc nước nóng trước khi đi ngủ để phòng tránh bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nên thường xuyên tập thể dục, tập yoga, ngồi thiền, luyện khí công dưỡng sinh…
Phụ nữ tập gym là một cách phòng bệnh tim mạch tốt
Trầm cảm
Nhiều thống kê cho biết tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nan giới. Bởi phụ nữ thường yếu mềm hơn nam giới, bất ổn hơn về cảm xúc, nhất là thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì, bà mẹ mang thai và mãn kinh đều có những biến động lớn về tâm sinh lý.
Muốn phòng bệnh cần : điều chỉnh tâm lý, nên vận động nhiều, tập thiền định, nuôi dưỡng niềm đam mê cá nhân, kết bạn nhiều hơn, hoạt động nhóm … để có thể giải tỏa những cảm xúc tiêu cực.
Nên ăn các loại thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo như các loại đậu, rau xanh, sữa ít chất béo, pho mát, các loại trái cây.
Vận động và hoạt động nhóm giúp phụ nữ phòng bệnh trầm cảm
Bệnh của hệ tiêu hóa
Do chức năng tiêu hóa bẩm sinh của nữ giới không tốt bằng nam giới, nữ giới mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Một số thống kê cho thấy: phụ nữ mắc các bệnh táo bón, khó tiêu và các bệnh về đường ruột cao gấp 2 -3 lần so với nam giới.
Việc phòng tránh các bệnh tiêu hóa rất đơn giản và hiệu quả: nên chia nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên để tâm trạng thoải mái, ăn chậm nhai kĩ, tập trung thưởng thức mùi vị món ăn, không nên vừa ăn vừa suy nghĩ hoặc làm việc khác.
Cần hạn chế ăn đêm và ăn đồ ăn vặt. Chỉ ăn ít đồ lạnh, dầu mỡ, món ăn cay nóng. Nên uống nhiều nước, tập thói quen uống một ly nước khoảng 250ml khi thức dậy buổi sáng.
Khi gặp áp lực công việc hoặc tâm lý hãy hít thở sâu từ 10-12 lần ở nơi thoáng khí. Tham gia luyện tập thể dục, tập gym, ngồi thiền, nghe nhạc cổ điền, nhạc nhẹ để thư giãn và giúp ích cho tiêu hóa.
Bệnh loãng xương
Do sự ảnh hưởng của thay đổi nội tiết nên mật độ xương của phụ nữ ít hơn so với nam giới, do đó phụ nữ dễ bị loãng xương hơn. Khi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, sự thay đổi mạnh về nội tiết tố, cũng dễ làm cho xương bị loãng hơn.
Để khắc phục, phụ nữ cần vận động một cách điều độ, thường xuyên có thể kích thích xương, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp xương chắc khỏe.
Khẩu phần ăn hàng ngày: nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, các loại cá nhỏ khô, hạt mè đen, cải xoăn, mù tạt, các loại đậu...
Thường xuyên sưởi nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D vì đây là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi, cải thiện mật độ xương.
Viêm khớp gối
Ở phụ nữ, cấu tạo bẩm sinh gân, dây chằng và xương đều không khỏe bằng nam giới. Trong khi xương chậu của nữ giới lớn hơn nam giới, ngả về phía sau, áp lực đặt lên vùng chân không cân bằng, nên khớp hông và khớp gối dễ bị tổn thương.
Dây chằng trước dễ bị rách khi vận động sai tư thế, sau này nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ cao hơn. Mặt khác phụ nữ thường mang giầy cao gót thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối càng cao.
Phụ nữ dễ bị viêm khớp gối do cấu tạo bẩm sinh
Để cải thiện tình trạng này, phụ nữ cần thực hiện các bài tập vận động tăng sức khỏe xương khớp, như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc dùng máy tập thể dục.
Trong sinh hoạt và lao động cần hạn chế những động tác gây áp lực tới khớp, như mang vác nặng, lên xuống cầu thang, leo núi, kiễng chân, ngồi xổm hoặc quỳ gối lâu, hạn chế tối đa việc đi giầy cao gót, nên đi giầy dép đế rộng.