Vì sao pháo phản lực HIMARS mất tác dụng trên chiến trường?

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Nga đã thích nghi với chiến thuật sử dụng pháo phản lực phóng loạt (MLRS) HIMARS của Quân đội Ukraine, phủ nhận tính hiệu quả của tổ hợp MLRS này.
Vì sao pháo phản lực HIMARS mất tác dụng trên chiến trường?

Tạp chí Newsweek vừa đăng tải một bài phỏng vấn tình nguyện viên người Anh Aiden Aslin, người từng phục vụ trong Lực lượng vũ trang Ukraine.

Theo ông Aslin, Quân đội Nga hiện có những cơ sở quan trọng nằm ngoài tầm với của hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất.

"Chúng ta hiện đang ở thời điểm mà Nga đã thích nghi với chiến thuật cũng như vũ khí của phương Tây", tình nguyện viên người Anh nhận xét.

Cần nhắc lại, Aslin đã chiến đấu trong thành phần Quân đội Ukraine vào mùa xuân năm 2022 và bị Nga bắt giữ.

Anh ta đã tìm cách trở về quê hương sau một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh, nhưng ngay sau đó anh ta đã đến vùng chiến sự với tư cách là một nhà bình luận quân sự.

Quay lại quá khứ, ngay khi xuất hiện trên chiến trường, tổ hợp MLRS M142 HIMARS của Mỹ đã gây ra rất nhiều rắc rối cho Quân đội Nga.

Với sự trợ giúp của vũ khí này, các sở chỉ huy và điểm triển khai tạm thời cho quân nhân của Lực lượng Vũ trang Nga, cũng như các kho nhiên liệu và đạn dược lớn đã bị tấn công, gây ra thiệt hại rất nặng nề.

Vấn đề chính đối với phía Nga là khả năng cơ động cao của hệ thống MLRS nói trên. Phần thưởng trị giá 1 triệu rúp đã được công bố cho việc phá hủy hoặc chiếm giữ bệ phóng HIMARS.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có trường hợp nào như vậy được ghi nhận. Những lần Nga tuyên bố diệt bệ phóng HIMARS (nhiều hơn 40% so với tổng số lượng Mỹ cung cấp cho Ukraine) đã được xác định là đánh nhầm mồi bẫy.

Tổ hợp HIMARS của Ukraine hiện chưa có tên lửa MGM-140 ATACMS. ảnh 1

Tổ hợp HIMARS của Ukraine hiện chưa có tên lửa MGM-140 ATACMS.

Mặc dù vậy, Quân đội Nga đã học được cách chống chọi với vũ khí đáng gờm của Mỹ. Hệ thống phòng không Nga đánh chặn đạn rocket bắn từ tổ hợp MLRS HIMARS hàng ngày.

Thêm vào đó, giới chức quân sự Nga bắt đầu đặt các kho đạn dược và nhiên liệu lớn ở xa đường dây liên lạc, khiến các loại đạn trang bị cho HIMARS không thể nào tiếp cận được.

Điều này dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng HIMARS MLRS đã giảm đi đáng kể. Đến mức Quân đội Ukraine phải triển khai những hệ thống này để chống lại bộ binh thông thường, việc này bị so sánh như bắn chim sẻ bằng súng đại bác.

Nhưng trong tương lai, nếu Washington chấp thuận cung cấp cho Kyiv tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS với tầm bắn vượt trội đạn GMLRS hiện nay thì HIMARS có thể lại trở thành ác mộng của binh sĩ Nga.

Pháo phản lực dẫn đường M142 HIMARS hoạt động ngoài thực địa.

Theo Newsweek
Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

GD&TĐ - Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị cho là bắt đầu suy yếu, và trong khi các chính phủ châu Âu đang nỗ lực thì người dân của họ lại mất niềm tin.
Một chiếc ghế đẩu lặn vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Smithsonianmag.com

Nỗi hổ thẹn ghế đẩu lặn

GD&TĐ - Từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Vương quốc Anh tự hào sử dụng thiết bị trừng phạt tên là ghế đẩu lặn để dìm 'phụ nữ lắm lời' xuống nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Tuyên bố mới của ông Shoigu

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 26/9 cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục chiến đấu để đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Những điểm yếu trên Abrams được Nga công bố.

Tử huyệt Abrams phơi bày trước ATGM

GD&TĐ - Lực lượng Nga đang tăng cường học cách tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams khi những chiếc đầu tiên đã đến Kiev.
Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

GD&TĐ - Để chặn đòn đánh của từ hướng bờ, trên mặt biển, dưới đáy nước và từ trên không của Ukraine, Nga chỉ còn cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đen.