Vì sao ông Hoàng Xuân Quế bị kiện "đạo luận án"?

Vì sao ông Hoàng Xuân Quế bị kiện "đạo luận án"?
Sự giống nhau đến kỳ lạ của 2 trang luận án
Sự giống nhau đến kỳ lạ của 2 trang luận án

Theo nguồn tin của PetroTimes, Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh (NCS) Hoàng Xuân Quế, mã số LATS 576 tại thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân, bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam”,có tới 30% nội dụng giống từng từ, từng dấu chấm, dấu phẩy của Luận án Tiến sĩ của NCS Mai Thanh Quế, Mã số LA83 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện của Học viện Ngân hàng, bảo vệ năm 2002 với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”.
 
Sự giống nhau đến kỳ lạ của 2 trang luận án

Thực tế xác minh của phóng viên PetroTimes khi so sánh hai luận án cũng cho thấy, trong rất nhiều đoạn của 2 luận án này giống nhau đến một cách kỳ lạ, từ tên đề mục đến từng dấu chấm, dấu phẩy… và chỉ khác nhau ở cách đánh số các đầu mục. Ví dụ:

Tại mục 1.2.1.2, của LA83 của tác giả Mai Thanh Quế với tên gọi “Học thuyết số lượng tiền tệ cổ điển”, tác giả nêu:

“Học thuyết này được nhà kinh tế học cổ điển Irving Fisher đưa ra vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nội dung của học thuyết là xác định giá trị danh nghĩa của tổng sản phẩm quốc gia. Tổng sản phẩm quốc gia sẽ cho chúng ta biết cần một lượng bao nhiêu tiền để lưu thông được khối lượng sản phẩm của nền kinh tế. Như vậy học thuyết này chính là học thuyết về cầu tiền tệ.

Vào năm 1911, Fisher đã đưa ra một phương trình trao đổi nổi tiếng nói lên mối quan hệ giữa tổng lượng tiền M với tổng số chỉ tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Nếu gọi P là mức giá cả và Y là tổng sản phẩm thì mối quan hệ đó được biểu hiện bằng phương trình:

M. V= P . Y [12]

Trong đó: V là tốc độ lưu thông tiền tệ. Nó cho biết bình quân mỗi năm, mỗi đồng tiền chi trả được bao nhiêu lần.”

Còn tại mục 1.1.4.2 của LATS576 tác giả Hoàng Xuân Quế cũng đặt tên mục là “Học thuyết số lượng tiền tệ cổ điển” và đi phân tích:

“Học thuyết này được nhà kinh tế học cổ điển Irving Fisher đưa ra vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nội dung của học thuyết là xác định giá trị danh nghĩa của tổng sản phẩm quốc gia. Tổng sản phẩm quốc gia sẽ cho chúng ta biết cần một lượng bao nhiêu tiền để lưu thông được khối lượng sản phẩm của nền kinh tế.

Vào năm 1911, Fisher đã đưa ra một phương trình trao đổi nổi tiếng nói lên mối quan hệ giữa tổng lượng tiền M với tổng số chỉ tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Nếu gọi P là mức giá cả và Y là tổng sản phẩm thì mối quan hệ đó được biểu hiện bằng phương trình:

M. V= P . Y (1.2)

Trong đó: V là tốc độ lưu thông tiền tệ. Nó cho biết bình quân mỗi năm, mỗi đồng tiền chi trả được bao nhiêu lần”.

So sánh 2 đoạn trên của 2 luận án có thể thấy một điều rất rõ ràng, nó quá giống nhau. Sự giống nhau này tiếp tục được lặp đi lặp lại trong rất nhiều đoạn của 2 luận văn trên. Và theo xác minh của Bộ GD&ĐT, mức giống nhau này lên tới 30,02% lưu lượng của 2 Luận án.

Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng Điều 47 của Quy chế đào tạo trình độ Tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Trường hợp nghiên cứu sinh bị phát hiện đã có những vi phạm, gian lận trong hồ sơ dự tuyển, trong quá trình dự tuyển, dự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nghiên cứu, trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến thu hồi văn bằng đã được cấp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Theo Petrotimes

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...