Vì sao nhiều người giỏi giang, thông minh lại không thể thành công?

GD&TĐ - Nhiều người trong chúng ta giỏi, thông minh, hiểu biết, nhưng lại không thể đi đến thành công được.

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

“Thủ phạm” là một căn bệnh trầm kha nhất mà ai cũng mắc, thậm chí biết cách chữa, có thuốc chữa, nhưng lại chưa chịu chữa hoặc dùng thuốc. Đó là bệnh TRÌ HOÃN.

Cũng có người, chữa “bệnh” một thời gian thì thấy rõ hiệu quả, nhưng sau đó “bệnh” cũ tái phát, khiến những năng lực, cơ hội bị bỏ phí. Điều đó cho thấy, những căn bệnh trầm kha này cần phải có cao nhân mới trị nổi.

Căn bệnh trì hoãn thực hiện việc mình cần làm có tính lây lan thật kinh khủng, đôi khi tôi nghi ngờ là nó di truyền nữa ấy chứ! Bởi chính tôi cũng đã từng mắc phải. Nhìn ra xung quanh tôi, hầu như ai cũng mắc bệnh trì hoãn.

Nó thực sự là một thói quen xấu, nhưng nhiều người sở hữu nó quá, nên mặc nhiên coi là bình thường, dù hậu quả nó gây ra vô cùng lớn, đó là tước đi cơ hội thành công của mỗi đời người.

Bệnh trì hoãn có độ phổ rộng, là căn bệnh không tuổi, bởi từ người già, người trẻ, người lớn, đến em bé đều bị mắc bệnh này. Bệnh này do nhiều nguyên nhân:

Một là, lý do chưa đủ lớn dẫn đến động lực chưa đủ mạnh khiến họ phải đứng lên hành động ngay để giải quyết việc phải làm. Khi động lực chưa đủ lớn, họ sẽ dễ bị những cám dỗ bên ngoài lôi kéo, sa đà vào những việc lặt vặt khiến thời gian trôi qua mà không thực hiện được việc quan trọng.

Hai là, ta muốn làm việc đó, nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, hoặc phải thực hiện việc đó như thế nào. Do thiếu kỹ năng, kiến thức làm việc mà ta cứ trì hoãn.

Đôi khi do sức khỏe không bảo đảm, do quá mệt rồi nên ta không muốn làm việc đó. Tuy nhiên trong tâm trí ta vẫn bứt rứt khi không thực hiện được nó.

Tôi hay dùng câu này để tự nhắc nhở mình và mọi người: “Không làm cũng được: KHÔNG LÀM; Không làm không được: LÀM NGAY TỨC THÌ!”.

Muốn chữa bệnh trì hoãn, bạn có thể theo những cách như sau:

- Phải biết mình muốn gì.

- Không có kiến thức để làm việc thì phải học hỏi để trang bị cho mình kiến thức đó.

- Phải có lập trường, khát vọng vươn tới mục tiêu bằng mọi giá, cho dù khó khăn cản trở lớn tới đâu đi chăng nữa.

- Kiểm soát thời gian để tiến tới mục tiêu đúng thời hạn. Có khung thời gian rõ ràng để thực hiện công việc. Lập ra lộ trình làm việc theo từng tuần, hoặc thậm chí từng ngày và cuối ngày nên kiểm tra kết quả làm việc.

- Đôi khi cũng nên đặt ra giải thưởng cho mình khi mình đạt được một mục tiêu quan trọng nào đó. Khi đó, sẽ khích lệ được chính mình làm việc hăng say đi tới mục tiêu với tinh thần hào hứng hơn.

Thậm chí ngược lại, có thể đặt ra một hình phạt nào đó, một biện pháp mạnh hơn nếu mình không đạt mục tiêu, tạo nên sức ép để khiến mình chạy đua với thời gian, làm thật tốt để tránh bị phạt. Tạo ra sự ám ảnh cho chính mình để thúc ép mình làm việc quan trọng ngay tức thì.

Người thành công là người làm những việc bình thường một cách phi thường. Ai cũng biết việc mình làm và họ có thể làm được, nhưng từ quyết tâm, từ ý nghĩ đến hành động để ra kết quả, tích lũy nhiều kết quả lại là việc mà không phải ai cũng làm được, và làm thành thục. Do đó, người thành công chỉ có số ít là vì vậy, bởi không nhiều người chữa được bệnh trì hoãn.

Vậy thì, bạn hãy đứng lên và hành động ngay. Làm những việc bình thường một cách phi thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.