Vì sao Nhật Bản cấp phép thí nghiệm tạo phôi thai người lai thú?

Việc cấp phép thí nghiệm tạo phôi thai người lai thú mở ra tương lai mới cho ngành y học đang khan hiếm nội tạng.

Việc ghép tế bào người vào động vật bị cấm tại nhiều quốc gia. Ảnh: Universal.
Việc ghép tế bào người vào động vật bị cấm tại nhiều quốc gia. Ảnh: Universal.

Theo Nature, Hội đồng thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Công nghệ Nhật Bản chấp nhận đơn xin cấp phép từ các nhà nghiên cứu ở Đại học Tokyo nhằm tiến hành tạo ra tụy ở chuột sử dụng tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng của người (iPS).

GS Hiromitsu Nakauchi ở Viện Y khoa thuộc Đại học Tokyo, người đứng đầu công trình nghiên cứu trên cho rằng: "Cuối cùng chúng tôi có thể bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc về lĩnh vực này sau 10 năm chuẩn bị".

Cụ thể, trong hai năm, các nhà khoa học sẽ theo dõi sự phát triển của loài gặm nhấm lai với phôi người, theo dõi trạng thái của các cơ quan nội tạng, bao gồm cả não. Sau đó, các nhà sinh học sẽ thử nghiệm trên lợn.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại rằng một loại động vật mang trí tuệ con người sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Về vấn đề khiến nhiều người lo lắng, GS Nakauchi cho rằng, họ có kế hoạch làm rất cẩn thận để không tạo ra một loại động vật suy nghĩ như con người.

Còn nếu các nhà nghiên cứu thấy hệ thống thần kinh trung ương của động vật trong thí nghiệm tạo thành từ 30% tế bào bên ngoài, thí nghiệm sẽ bị dừng lại.

Được biết, vào năm 2017, Carolyn Neuhaus, một nhà đạo đức y học tại Trung tâm Hastings đã nói với Gizmodo rằng các nhà khoa học cần phải lùi lại và có những cuộc thảo luận về đạo đức khi lai tạo con người với động vật.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ