Trên những chuyến tàu điện ngầm ở Nhật Bản, người du lịch có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người già phải đứng trong khi những người trẻ tuổi lại ngồi mà không nhường ghế.
Theo phép lịch sự bình thường, khi gặp người già và phụ nữ có thai lên những phương tiện công cộng, người trẻ tuổi phải nhường ghế cho họ. Đó là điều mà một người đàng hoàng sẽ làm khi gặp trường hợp đó.
Theo văn hóa giao thông công cộng, người trẻ tuổi sẽ nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai. |
Nhưng tại Nhật Bản, việc nhường ghế cho người già lại được coi là thiếu tôn trọng. Vì sao một nước có nền giáo dục tiên tiến, có phong cách sống đáng ngưỡng mộ lại tồn tại một nghịch lý như vậy?
Tại Nhật Bản, việc nhường ghế cho người già trên tàu điện ngầm sẽ bị coi là thiếu tôn trọng. |
Giải thích về hành động ngược đời trên, Cheodamm - một blogger sống tại Nhật Bản cho biết: “Tôi đã hỏi chủ nhà của tôi - một người phụ nữ cao tuổi về những việc tôi chứng kiến ở trên tàu điện ngầm.
Bà ấy nói rằng nếu có ai nhường chỗ, bà ấy sẽ nghĩ: "Mình đã già đến mức người khác phải nhường chỗ cho ư?". Chính điều đó làm tổn thương và nhắc nhở bà ấy về tuổi già.
Khi được người khác nhường ghế trên tàu điện ngầm, người già ở Nhật Bản sẽ nghĩ: “Mình đã già đến mức người khác phải nhường chỗ cho ư?” |
Một số người sợ họ sẽ gây bất tiện cho bạn hoặc đơn giản là họ không muốn bị thương hại. Trên thực tế, Nhật Bản có tỉ lệ dân số già chiếm đa số nên quan điểm về ‘người già’ của họ cũng khác với một số nước châu Á”.
Vì vậy khi đi du lịch ở Nhật Bản, nếu phải di chuyển trên tàu điện ngầm hoặc các phương tiện công cộng, đừng cố nhường chỗ cho những người cao tuổi vì khi đó bạn sẽ bị coi là người bất lịch sự.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn nhường ghế cho họ, hãy lặng lẽ rời ghế ngồi, đi thẳng ra cửa xuống. Lúc đó, người cao tuổi sẽ thấy ghế trống và họ sẵn lòng ngồi vào chỗ đó.