Vì sao Nga dốc sức đánh Marinka?

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Đánh chiếm thành công Marinka, Nga có thể chiếm thêm Avdiivka, nhổ được 2 cứ điểm của Ukraine ở tây nam và tây bắc, đang uy hiếp thành phố Donetsk.
Vì sao Nga dốc sức đánh Marinka?

Ở mặt trận Donbass trong thời gian gần đây, lực lượng Nga đang mở cuộc tấn công đồng loạt vào hàng loạt thành phố, thị trấn thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine. Theo đó, quân Nga đang mở 4 hướng tấn công chính vào Bakhmut, Vuhledar, Marinka và Avdiivka.

Mặc dù Bakhmut đang là chiến trường trọng điểm nhưng giao tranh ở các thành phố thị trấn khác cũng không kém phần khốc liệt.

Trong những ngày qua, Nga đã tăng cường các đợt tấn công bằng xe bọc thép từ nhiều hướng vào thị trấn Marinka, một quận trung tâm cũ nằm cách thành phố Donetsk 20km về phía Tây Nam.

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Nga quyết chiếm Marinka là do thị trấn này có vị trí vô cùng quan trọng, bởi nó là hướng gần nhất tiếp cận phía tây thành phố Donetsk và có tuyến đường cao tốc H15 quan trọng nối thành phố Donetsk với thành phố Zaporizhzhia (Zaporozhye), thủ phủ của tỉnh cùng tên.

Ngoài ra, Marinka nằm rất gần Avdiivka - một thị trấn quan trọng khác nằm ở tây bắc thành phố Donetsk hơn 20km, hiện cũng đang nằm trong sự kiểm soát của lực lượng Ukraine, là một điểm tập trung hỏa lực lớn của Quân đội Ukraine nhằm vào thành phố Donetsk hiện do quân Nga kiểm soát.

Do đó, nếu chiếm được Marinka, Nga sẽ dễ dàng bao vây cô lập và đánh chiếm nốt thị trấn quan trọng Avdiivka, giải tỏa áp lực cho thành phố thủ phủ của tỉnh Donetsk, tiến một bước quan trọng trên con đường giải phóng hoàn toàn tỉnh này và cả vùng Donbass.

Tính đến năm 2015, có khoảng 10.000 dân thường sinh sống ở thị trấn này, nhưng kể từ khi Nga triển khai Giai đoạn II của Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine (Giải phóng Donbass), chiến tranh đã dần dần thay đổi bộ mặt của thị trấn này.

Toàn bộ cư dân đã rời khỏi thị trấn, sau khi giao tranh trở nên khốc liệt kể từ tháng 11 năm ngoái. Thị trấn này trước chiến tranh vốn rất tươi đẹp nhưng giờ đây hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn do các cuộc pháo kích của Nga, sau gần nửa năm giao tranh khốc liệt.

Chúng ta cùng xem Marinka đã thay đổi như thế nào:

Xem clip về thị trấn Marinka trước và sau nửa năm giao tranh đẫm máu
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.