Vì sao Mỹ thất hứa với Thụy Sĩ về tên lửa cho hệ thống Patriot?

GD&TĐ - Mỹ đã hoãn việc giao tên lửa đánh chặn tầm xa cho hệ thống phòng thủ Patriot theo lịch trình cho Thụy Sĩ để ưu tiên cho nhu cầu quân sự của Ukraine.

Các bệ phóng tên lửa của Patriot
Các bệ phóng tên lửa của Patriot

Truyền thông Thụy Sĩ ngày 19/3 trích dẫn lời các nhà chức trách cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố vào tuần trước rằng, những người mua vũ khí nước ngoài của Mỹ sẽ phải ủng hộ Kiev vì Ukraine cần vũ khí hơn.

Thụy Sĩ nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng bởi quyết định này, tờ báo Blick của Thụy Sĩ đưa tin.

Mùa thu năm ngoái, quốc gia châu Âu này đã đặt mua tên lửa PAC-3 cho hệ thống Patriot do Mỹ thiết kế, trị giá 300 triệu franc Thụy Sĩ (340 triệu USD).

Tuy nhiên, các lô hàng đã hứa sẽ không đến đúng hạn do xung đột ở Ukraine, một số nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ xác nhận với tờ Blick.

Theo lời một số quan chức quân sự cấp cao của Thụy Sĩ, tình hình cho thấy "Thụy Sĩ cần một ngành công nghiệp quốc phòng độc lập và mạnh mẽ trở lại, đồng thời đa dạng hóa hoạt động mua sắm giữa các nhà sản xuất và quốc gia".

Năm ngoái, Mỹ đã cho phép Thụy Sĩ mua tới 72 tên lửa đánh chặn MSE PAC-3 tiên tiến với tổng giá trị là 700 triệu đô la. Theo các nguồn tin truyền thông Thụy Sĩ, việc giao hàng dự kiến ​​diễn ra vào cuối những năm 2020 hoặc đầu những năm 2030.

Washington đã thông báo với Bern về "tính huống bất khả kháng", cho phép thay đổi thỏa thuận do những tình huống nghiêm trọng không lường trước được.

Theo báo cáo, cuộc khủng hoảng Ukraine là vấn đề an ninh quốc gia đối với Mỹ, và các quan chức lầu Năm Góc đã nói điều này với các quan chức Thụy Sĩ.

"Điều này giống như trong đại dịch Covid-19: khi có vấn đề, mỗi quốc gia tự lo cho mình", nghị sĩ Thụy Sĩ, Thomas Hurter, nói với tờ Blick về tình hình.

"Quyết định của Mỹ cho thấy độ tin cậy có thể thay đổi nhanh như thế nào", ông Hurter chỉ trích, đồng thời kêu gọi chính phủ xem xét lại kế hoạch loại bỏ dần đội máy bay chiến đấu hiện tại, dự định thay thế bằng F-35 do Tập đoàn Lockheed của Mỹ sản xuất.

Được biết, Thụy Sĩ đã đặt hàng 36 chiến đấu cơ F-35 vào năm ngoái với tổng số tiền hơn 6,8 tỷ đô la sẽ được giao trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2030, để không quân nước này có thể cho nghỉ hưu các máy bay F-5 Tiger và F/A-18 Hornet đã cũ.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.