Vì sao học sinh THCS, THPT vẫn phải học ngày thứ 7?

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Bắc Ninh đề nghị hệ thống giáo dục phố thông (THCS, THPT) được nghỉ ngày thứ 7 và Chủ nhật như giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Để bảo đảm thời lượng học tập theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nếu cơ sở giáo dục THCS, THPT được nghỉ học ngày thứ 7 thì học sinh phải có ít nhất 1 ngày trong tuần học cả hai buổi. 

Để đạt được yêu cầu này, cơ sở giáo dục phải có số phòng học ít nhất bằng số lớp học. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất của đa số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu này nên việc học sinh THCS, THPT phải học ngày thứ 7 là phổ biến. Một số địa phương có đủ cơ sở vật chất đã cho học sinh nghỉ ngày thứ 7 và tổ chức học buổi thứ 2 vào ngày trong tuần.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất có thể sắp xếp để cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7, nhưng bảo đảm việc sắp xếp, điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp, không dồn ép giờ học, không cắt xén chương trình chung.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Lao động “Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày. Như vậy, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (là công chức và viên chức) không có quy định cụ thể nghỉ ngày thứ 7.    

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.