Vì sao dơi được xem là “siêu nhân” bóng đêm

GD&TĐ - Một số loài dơi sử dụng đôi tai để xác định vị trí con mồi. Hầu hết, dơi không phụ thuộc vào mắt để điều hướng.

Dơi có thể “đóng tai” khi phát sóng âm thanh.
Dơi có thể “đóng tai” khi phát sóng âm thanh.

Đối với nhiều loài dơi, thử thách chúng phải vượt qua để tồn tại là phát hiện con mồi di chuyển trong bóng tối.

Nhiều loài dơi có thể sử dụng tiếng vọng lại để phát hiện các vật thể nhỏ như sợi tóc người trong bóng tối. Khả năng định vị tiếng vang có thể giúp dơi bảo vệ bản thân. Một số loài dơi có đôi tai khổng lồ để thu nhận cả tiếng vang và âm thanh nhẹ do con mồi tạo ra - như tiếng vỗ cánh của loài bướm đêm. 

Các nhà khoa học cho biết, sóng âm thanh cần phải dội lại từ một vật thể để tạo ra tiếng vang. Điều đó có nghĩa là độ dài của sóng âm phải phù hợp với kích thước của vật thể để âm thanh bị chặn và phản xạ lại con dơi.

Côn trùng nhỏ, nên bước sóng của âm thanh phải nhỏ. Những bước sóng ngắn này tạo ra âm thanh tần số cao. Hầu hết các loài dơi đều tạo ra âm thanh tần số cao đến mức tai người không thể nghe thấy - được gọi là siêu âm.

Tuy nhiên, siêu âm không thực sự truyền đi rất xa trong không khí. Vì vậy, hầu hết loài dơi phải định vị bằng tiếng vang để có đủ phạm vi âm thanh. Nhờ đó, tránh bay vào một vật thể trước khi chúng phát hiện ra hoặc tìm thấy một con côn trùng nhỏ ở phía trước. 

Điều này dẫn đến một vấn đề khác. Những âm thanh dơi tạo ra có thể hoàn toàn gây chói tai chúng. Dơi tạo ra những âm thanh thực sự lớn này ngay bên cạnh tai của chúng. Vậy, làm thế nào để chúng không bị điếc?

Về cơ bản, dơi sử dụng cơ tai giữa để “đóng tai” trong khi phát ra sóng âm thanh. Tất nhiên, để nghe được sóng âm phản xạ, chúng phải nhanh chóng mở tai lại. Dơi có thể làm điều này 10 lần mỗi giây. Điều thú vị là, một số con mồi của dơi cũng đã phát triển khả năng nghe âm thanh và có hành động lẩn tránh.

Dơi cũng điều chỉnh âm thanh của chúng. Dơi có thể chỉ sử dụng một dải tần số tương đối thấp trong khi tìm kiếm côn trùng, sau đó chuyển sang tần số cao hơn để khám phá kích thước, khoảng cách và tốc độ di chuyển để thu hẹp mục tiêu.

Sử dụng thiết bị dò âm thanh, các nhà khoa học có thể nghe tiếng gọi siêu âm của dơi. Nhờ đó, giúp phân tích các mô hình âm thanh để tìm ra loài dơi ở khu vực lân cận. 

“Lắng nghe tiếng dơi là một cách tuyệt vời để chúng ta lấp đầy những lỗ hổng kiến thức về loài dơi nào hiện diện trong các môi trường sống khác nhau. Việc giám sát này là rất quan trọng vào thời điểm loài dơi đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Điều chúng ta không muốn lắng nghe là sự im lặng”, Cori Lausen - Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) Canada, nhấn mạnh.

Theo Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ