Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv mới đây đã khám phá ra rằng, mỗi loài giao tiếp với nhau, chúng đều có điểm riêng biệt.
Theo thông cáo của BobYirka trên trang Phys.or về loài dơi ăn quả Ai Cập, với tiếng rít the thé chói tai khi chúng tụ tập thành đàn trong tổ của mình, chúng không chỉ giao tiếp thông thường mà chúng đang đề cập tới những vấn đề cụ thể.
Theo như Ramin Skibba của tờ Nature, nhà thần kinh học Yossi Yovel và đồng nghiệp của anh này đã ghi lại bằng chứng trên một nhóm gồm 22 con dơi ăn quả Ai Cập, mang tên là “Rousettus aegyptiacus”, trong 75 ngày.
Sử dụng một chiếc máy giải thuật toán có thể hiệu chỉnh được thiết kế để nhận ra giọng nói con người, họ thực hiện 15.000 cuộc gọi trong phần mềm này. Sau đó họ phân tích về đoạn video phản hồi để tìm ra liệu họ có thể liên kết cuộc gọi đó tới một hành động cụ thể nào không.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng độ ồn ào của loài dơi không phải là ngẫu nhiên, giống như quan điểm trước đây theo báo cáo của Skibba. Họ đã phân loại được khoảng 60% tín hiệu thành 4 nhóm dữ liệu.
Một nhóm dữ liệu biểu thị rằng loài dơi đang “tranh luận” về thức ăn. Nhóm khác lại chỉ ra một cuộc tranh luận về vị trí ngủ trong cả đàn. Nhóm thứ ba là dành cho loài dơi đực để “đặt chỗ” cho những lần giao phối trước nhưng chưa được thứ tự mong muốn. Và nhóm thứ 4 sẽ diễn ra khi chúng cãi vã việc đứng quá gần nhau.
Trên thực tế, loài dơi tạo ra các tín hiệu không khác nhau nhiều khi giao tiếp với các cá thể khác trong cùng đàn, giống như việc con người sử dụng tông giọng khác nhau khi nói chuyện với những người khác nhau.
Skibba chỉ ra rằng bên cạnh con người, chỉ có loài cá voi và số ít các loài khác biết cách giao tiếp cụ thể với cá nhân khác, hơn là chỉ biết giao tiếp chung chung. Cuộc nghiên cứu này đã xuất hiện trên tạp chí Báo cáo Khoa học.
Ông Yovel nói với Nicola Davis tại báo The Guardian : “Chúng tôi đã chỉ ra rằng số lượng lớn các tín hiệu âm thanh của loài dơi mà đã từng được cho là cùng một kiểu, giống như là “ra đây mau”, thực tế chứa đựng rất nhiều thông tin.
Hãy ngắm nhìn kỹ các ứng suất và mẫu mã trên bảng phân tích của chúng tôi, các nhà nghiên cứu có thể sẽ cho ra nhiều bản dịch về tiếng kêu của loài dơi.”
Theo thông cáo từ Yirka thì đây chưa phải là kết thúc của quá trình nghiên cứu. Ông Yovel và nhóm nghiên cứu của mình muốn điều tra kĩ hơn về việc liệu rằng loài dơi đã biết “ngôn ngữ” từ khi sinh ra hay học hỏi trong quá trình lớn lên trong quần thể.
Họ cũng muốn khám phá liệu loài dơi có sử dụng cách giao tiếp tương tư bên ngoài tổ của mình không. Để hiểu được điều này, họ dự định sẽ gắn thiết bị âm thanh lên một số con dơi và thả chúng về tự nhiên.
Kate Johns, giáo sư về sinh thái và đa dạng sinh học tại Đại học – Cao đẳng London đã nói với Davis rằng cuộc nghiên cứu rất thú vị:
“Loài dơi trông chẳng khác nào một tảng đá Rosetta biết ứng xử qua các hành vi xã hội. Tôi thực sự thích thú với sự thật rằng họ đã quản lý được việc giải mã các tín hiệu âm thanh và có nhiều thông tin trong các tín hiệu đó hơn là chúng ta nghĩ.
Thực sự việc sử dụng các kĩ thuật tương tự là rất khả thi để có thể hiểu được các thông tin liên lạc mang nhiều bản sắc ở các loài khác nữa.”