Vì sao cổng Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk bị sập?

Vì sao cổng Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk bị sập?

Cụ thể, Bảo tàng Đắk Lắk được khởi công xây dựng từ năm 2008, khánh thành và đi vào hoạt động năm 2011.

Theo thiết kế, cổng chính của Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk nằm trên đường Phan Đình Giót. Tuy nhiên, do chợ tạm Buôn Ma Thuột chưa được giải tỏa nên Bảo tàng phải sử dụng lối đi cũ của Nhà khách Biệt Điện làm cổng tạm (đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột) để lưu thông và phục vụ khách tham quan.

Cổng tạm này được xây dựng bằng 2 trụ gạch với chiều cao 2m, có cửa sắt kéo được xây dựng trước năm 1995 và sử dụng cho đến nay.

Theo báo cáo, trong dịp Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7/2019, Bảo tàng đã thiết kế cổng chào (khung sắt ốp bạt, chiều cao 7m, chiều rộng 8,2m) được ốp vào 2 trụ cổng cũ nhằm giới thiệu hoạt động triển lãm ảnh “44 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột - những chặng đường lịch sử”.

Theo kế hoạch, sau khi kết thúc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, cổng chào sẽ được tháo dỡ. Tuy nhiên, vì cổng chào có thiết kế đẹp nên có thể tận dụng để trang trí cho bảo tàng và thu hút khách tham quan.

Tuy nhiên những ngày qua, thời tiết có gió lốc mạnh. Bên cạnh đó, khung cổng chào (cao 7m, rộng 8.2m) cao, cản gió nên ngày 18/2, cổng chào đã bị gió lôi đổ và kéo đổ trụ cổng cũ.

May mắn vụ việc không gây thiệt hại về người và tài sản.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cũng đã đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm triển khai việc xây dựng cổng chính; đồng thời hỗ trợ đơn vị sửa chữa, gia cố lại cổng tạm để phục vụ khách tham quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.