Vì sao chúng ta nói mớ khi ngủ?

Nói nhảm khi ngủ là dấu hiệu phổ biến ở khá nhiều người. Điều này gần như vô hại, không cần điều trị bằng thuốc nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến người bên cạnh, vậy làm sao để khắc phục?

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 66% số người đã trải qua các giai đoạn nói chuyện khi ngủ vào một thời điểm nào đó trong đời.

Vậy, tại sao chúng ta lại có dấu hiệu này và cách khắc phục ra sao sẽ được đề cập dưới đây.

Lý do khiến chúng ta nói chuyện khi ngủ

Rối loạn giấc ngủ

Bản thân nói chuyện khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ được gọi là somniloquy. Nó có thể xảy ra ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ ngủ, nhưng những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ khác có nhiều nguy cơ làm phiền bạn cùng giường bằng một số câu chuyện phiếm.

Các bác sĩ tin rằng có mối liên hệ giữa chứng somniloquy, mộng du và ác mộng.

Các bác sĩ tin rằng có mối liên hệ giữa nói nhảm khi ngủ với chứng mộng du và ác mộng.
Các bác sĩ tin rằng có mối liên hệ giữa nói nhảm khi ngủ với chứng mộng du và ác mộng. 

Thiếu ngủ

Bất cứ ai cũng có thể nói lẩm bẩm trong giấc ngủ nhưng một số yếu tố, đặc biệt là thiếu ngủ, có thể dẫn đến điều này. Các chuyên gia tin rằng hầu hết mọi người lúc ngủ đều nói chuyện khi họ căng thẳng hoặc thiếu ngủ.

Di truyền

Nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng hội chứng này có thể di truyền trong gia đình. Các nghiên cứu ở Phần Lan và Nhật Bản đã phát hiện ra rằng các cặp song sinh thường xuyên nói chuyện khi ngủ có thể đồng thời xảy ra với chứng mộng du và ác mộng.

Một số loại thuốc

Có nhiều loại thuốc có thể làm gián đoạn giấc ngủ như một tác dụng phụ. Thuốc có thể dẫn đến một số hành vi khi ngủ, bao gồm cả nói chuyện, thường ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ bắp trong khi ngủ.

Làm thế nào để kiểm soát chứng nói nhảm khi ngủ

Một số lời khuyên:

- Tránh ăn nhiều bữa gần giờ đi ngủ.

- Thiết kế một chiếc giường ấm cúng với nệm và gối chất lượng.

- Tránh uống cà phê vào cuối buổi chiều và tối.

- Giữ một lịch trình ngủ nhất quán mỗi ngày.

Theo Công lý & xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.