Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan sau dịch như năng lực phục vụ tại các sân bay chưa trở lại như trước dịch, chính sách về thị thực (visa), việc cấp visa online cho khách du lịch vào Việt Nam cũng đang chờ tháo gỡ…
Các hãng hàng không Việt Nam buộc phải giảm tần suất các đường bay từ Hà Nội, TP.HCM đến Đài Bắc, Cao Hùng… từ 7 chuyến/ tuần xuống 4 hoặc 3 chuyến/ tuần, thậm chí 1 chuyến/ tuần. Việc cắt giảm tần suất bay dẫn tới khách buộc phải lùi ngày khởi hành, không phải “delay” 2 ngày như phản ánh của một vài hành khách. Đây cũng là tình hình chung của các hãng hàng không khai thác đường bay tới Đài Loan cũng như của ngành hàng không thế giới sau dịch khi nhiều sân bay thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ mặt đất, do các điều kiện về visa hay các biện pháp kiểm soát dịch bệnh giữa các nước.
Tình trạng giảm tần suất chuyến bay do ảnh hưởng của khả năng khai thác của các sân bay sau dịch đang phổ biến trên thế giới, các hãng hàng không đều có kế hoạch và thông báo trước cho khách hàng theo đúng quy định của ngành. Khách hàng cần lưu ý để chủ động tốt hơn cho chuyến bay của mình khi nhiều chuyến bay có thể bị ảnh hưởng do khả năng phục vụ của sân bay không hồi phục kịp với các kế hoạch mở lại tần suất bay của các hãng hàng không. Đây là tình trạng chung, phổ biến từ đầu năm đến nay tại một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc)… và hiện đang được ngành hàng không thế giới khắc phục khá nhanh, dự báo trong nửa năm cuối 2023, hoạt động các sân bay quốc tế sẽ đi vào ổn định hơn.
Tại Việt Nam, được biết là các chính sách thủ tục e- visa cho các nước đang được quan tâm giải quyết, nguồn nhân lực ở các sân bay cũng đang được tăng cường, tháo gỡ nhanh chóng các “nút thắt”, trong thời gian tới thị trường hy vọng các đường bay sẽ sớm được tăng tần suất trở lại, đặc biệt là với Đài Loan, một thị trường với nhiều đường bay vốn rất nhộn nhịp trước dịch.