Vì sao bà bầu không nên nằm ngửa khi ngủ?

GD&TĐ - Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người đặc biệt ở phụ nữ có thai. Vậy tư thế ngủ nào tốt cho bà bầu?

Vì sao bà bầu không nên nằm ngửa khi ngủ?

Khi mang thai, nhiều bà bầu thường phải vật lộn trên giường để cố gắng cảm thấy thoải mái trước khi chìm vào giấc ngủ.

Thật không may, các tư thế ngủ thông thường có thể không còn phù hợp với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu bà bầu thường nằm ngửa khi ngủ.

Theo các bác sĩ, khi phụ nữ mang thai nằm sấp, trọng lượng của tử cung có thể chèn ép một mạch máu lớn, được gọi là tĩnh mạch chủ và làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp của mẹ (khó chịu, chóng mặt) và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi.

Nằm ngửa còn có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngừng thở trong lúc ngủ ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ tương lai nên thay đổi thành tư thế sang nằm nghiêng bên trái.

Tư thế nằm ngửa rất khó chịu nên tránh ngủ ở tư thế này trong thời gian dài.

Bà bầu nằm ngủ sấp thì sao?

Phụ nữ mang thai cũng có thể chọn tư thế nằm ngửa, hay nằm sấp khi ngủ trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, cho đến khi bụng lớn dần, tức là từ 16 đến 18 tuần thì cần chuyển sang tư thế ngủ khác.

Khi bụng bắt đầu to dần lên, hầu hết phụ nữ đều cảm thấy khó chịu khi ngủ sấp. Lúc này, tránh nằm sấp không chỉ là điều khiến bạn cảm thấy dễ chịu mà còn vì lý do an toàn. Nằm sấp cũng có những tác động tiêu cực đến thai nhi giống như nằm ngửa.

Khi bụng bầu to dần lên thì bà bầu sẽ đều tự nhiên chuyển sang một tư thế ngủ khác. Các bác sĩ thường khuyên bà bầu chọn tư thế ngủ nghiêng.

Michael Cackovic MD là bác sĩ khoa sản tại Trung tâm Y tế Wexner, thuộc Đại học Bang Ohio và là phó giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa tại Đại học Y khoa Đại học Bang Ohio cho biết: Tôi thường khuyên bệnh nhân của mình thử nằm nghiêng khi mang thai khoảng 20 tuần, khi bụng của người mang thai thực sự bắt đầu to ra.

Các bác sĩ cho hay, nếu bà bầu cần trợ giúp để thích nghi với tư thế ngủ nghiêng, hãy thử luồn gối vào giữa hai đầu gối và dưới bụng để dễ chịu hơn. Nếu vẫn không thể chuyển sang nằm nghiêng một cách thoải mái, hãy sử dụng gối để chống nghiêng người, vì khi ngủ nằm ngửa ở độ nghiêng 45 độ có thể ngăn chặn rất nhiều lực nén.

Làm gì khi thức dậy nằm ngửa hoặc nằm sấp?

Đừng căng thẳng khi thỉnh thoảng bà bầu nằm ngửa vào ban đêm hoặc thức dậy thấy bản thân đã nằm ngửa. Cơ thể phụ nữ mang thai sẽ tự cho họ biết nếu em bé của họ thực sự gặp nguy hiểm do không nhận đủ oxy. Khi đó, bà bầu sẽ cảm thấy buồn nôn và khó thở rất lâu trước khi em bé gặp vấn đề.

Nếu bà bầu tiếp tục thức dậy trong tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp, hãy nhờ người ngủ cùng kiểm tra thường xuyên và có thể nhẹ nhàng di chuyển bà bầu trở lại bên trái.

Cần phải nghiên cứu thêm để xác định bất kỳ rủi ro nào có thể gặp phải khi ngủ của bà bầu. Tuy nhiên, các bác sĩ và các tổ chức như Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ và Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyên rằng, tốt nhất bà bầu nên làm theo hướng dẫn và đưa những cảnh báo trên vào cuộc sống.

Đặc biệt, bà bầu cần nghỉ ngơi, và có giấc ngủ sâu, tuyệt đối không được thức đêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.