Vết nhăn trán sâu cảnh báo sớm xơ vữa động mạch

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viện đại học Toulouse ở Pháp đã khám phá nếp nhăn trán như một dấu hiệu chỉ báo về sức khỏe tim mạch. Đây là cách trực quan đơn giản giúp bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên sớm để giảm rủi ro do xơ vữa động mạch là nguy cơ gây đau tim và đột quỵ.

Vết nhăn trán sâu cảnh báo sớm xơ vữa động mạch

GS. Yolande Esquirol, người dẫn đầu nghiên cứu và các đồng nghiệp đã kiểm tra nếp nhăn trán của 3.200 người lớn khỏe mạnh, tuổi từ 32-62. Các nhà khoa học đánh giá các nếp nhăn của người tham gia bằng cách áp dụng một số điểm khác nhau, từ 0 (không có nếp nhăn) đến 3 (nhiều nếp nhăn sâu) và theo dõi những người tham gia trong 2 thập kỷ.

    Kết quả cho thấy, có một liên kết tỷ lệ thuận trực tiếp giữa điểm số nhăn và nguy cơ tử vong do một vấn đề về tim mạch. Nghĩa là khi một điểm số nhăn là 1 thì nguy cơ tử vong do tim mạch cao không đáng kể, nhưng nếu điểm số nếp nhăn là 2 và 3 thì tỷ lệ số người tử vong gần gấp 10 lần so với người có điểm số 0.

    Các nhà khoa học cho rằng, nếp nhăn và xơ vữa động mạch đều chịu sự mất cân bằng ôxy hóa và thay đổi nồng độ protein collagen. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu giải thích, mạch máu ở trán rất nhỏ, mịn nên nhạy cảm hơn với sự tích tụ mảng bám là dấu hiệu của xơ vữa động mạch.

    Phương pháp này có thể áp dụng ngay tại các phòng khám mà không tốn chi phí và người bệnh không chịu bất kỳ rủi ro nào nhưng người bác sĩ cần được đào tạo để đưa ra chẩn đoán chính xác.

    Theo Suckhoedoisong.vn

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ

    MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

    MIT miễn học phí cho sinh viên

    GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

    Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

    'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

    GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.