"Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm trường lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ".
Theo quy định như trên thì chỉ các đối tượng là giáo viên dạy lớp ghép, dạy nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tại điểm trường lẻ mới được hưởng chế độ.
Tuy nhiên, cử tri phản ánh hiện nay giáo viên mầm non dạy tại điểm trường chính ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cũng đang phải thực hiện việc dạy tăng cường tiếng Việt, dạy lớp ghép, vì vậy cần thiết phải xem xét, bổ sung đối tượng này được thụ hưởng chính sách trên của nhà nước.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Giáo viên mầm non dạy ở các nhóm trẻ, lớp mẫu mẫu giáo ghép và trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là rào cản về ngôn ngữ.
Tuy nhiên, so với các điểm trường chính, tại các điểm trường lẻ điều kiện địa lý khó khăn, đường xá hiểm trở, cách biệt, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp, thiếu thốn, giáo viên gặp vất vả hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, đặc biệt là đối với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số cần tăng cường tiếng Việt.
Để hỗ trợ việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi nhằm thực hiện các hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt cho nhiều đối tượng trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau tại các nhóm trẻ, lớp mẫu mẫu giáo ghép.
Vì những lý do nêu trên, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, Chính phủ mới chỉ phê duyệt cho đối tượng giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt hoặc dạy lớp ghép tại các điểm lẻ được hưởng chế độ hỗ trợ.
Giáo viên tại các điểm chính chưa được hưởng chế độ hỗ trợ này.