“Vàng hiện đang giao dịch ở mức 2016 USD/ounce và có thể tăng khoảng 50% trong thời gian tới", ông Aakash Doshi - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Ngân hàng Citi cho biết.
Nhà phân tích nhận xét, nếu các ngân hàng trung ương tăng mạnh việc mua kim loại quý, tình trạng lạm phát hoặc suy thoái kinh tế toàn cầu sâu sắc có thể xảy ra.
Hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương đã “tăng lên mức kỷ lục” trong vài năm gần đây, khi các cơ quan quản lý tìm cách đa dạng hóa dự trữ và giảm rủi ro tín dụng.
Trung Quốc và Nga đang dẫn đầu việc mua vàng, trong khi đó Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil cũng đang tăng cường nhập khẩu vàng thỏi với số lượng lớn.
Chuyên gia của Ngân hàng Citi cho biết: “Con đường có khả năng nhất dẫn đến mức 3.000 USD/ounce vàng chính là sự tăng tốc nhanh chóng của một xu hướng hiện có nhưng đang phát triển chậm - phi đô la hóa ở các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi, từ đó dẫn đến khủng hoảng niềm tin vào đồng đô la Mỹ”.
Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang tích cực mở rộng kho dự trữ vàng. |
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã duy trì mua ròng hơn 1.000 tấn vàng trong hai năm liên tiếp.
Ông Doshi nhận xét trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC: “Nếu con số đó tăng gấp đôi một lần nữa và rất nhanh lên mức 2.000 tấn, chúng tôi nghĩ rằng điều đó thực sự sẽ rất tích cực đối với giá vàng”.
Các nhà phân tích cho rằng một nguyên nhân khác có thể khiến vàng tăng lên mức 3.000 USD/ounce có thể là “suy thoái kinh tế toàn cầu sâu sắc”, từ đó thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nhanh chóng cắt giảm lãi suất.
Liên minh châu Âu đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga. |