Thủy táng tro cốt cố nhạc sĩ tài hoa Phan Huỳnh Điểu

Lúc 4 giờ 30 rạng sáng 10/7, tro cốt của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã được gia đình, người thân thủy táng xuống dòng sông Hàn thơ mộng. Đây là tâm nguyện của nhạc sĩ trước lúc mất.

Tro cốt của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được gia đình thủy táng trên sông Hàn theo đúng tâm nguyện của ông trước lúc mất.
Tro cốt của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được gia đình thủy táng trên sông Hàn theo đúng tâm nguyện của ông trước lúc mất.

Đoàn thuyền tiễn đưa nhạc sĩ di chuyển từ cảng Tiên Sa qua cầu Thuận Phước, đến cầu Sông Hàn và cầu Rồng để cố nhạc sĩ ngắm nhìn thành phố thân yêu, nơi ông sinh ta và lớn lên lần cuối cùng. Con trai cả của ông, anh Phan Hồng Phong nghẹn lòng cầm bình tro ông nhẹ nhàng rắc xuống sông Hàn.

Thuyền tang di chuyển trên sông Hàn để cố nhạc sĩ nhìn quê hương thân yêu lần cuối.
Thuyền tang di chuyển trên sông Hàn để cố nhạc sĩ nhìn quê hương thân yêu lần cuối.

Sau khi được gia đình đưa tro cốt ông từ TPHCM về Đà Nẵng, mấy ngày qua, tại nhà tang lễ TP Đà Nẵng, rất đông các văn nghệ sĩ, bạn bè thân thuộc gần xa đã đến viếng và tỏ lòng tiếc thương trước sự ra của cố nhạc sĩ tài hoa.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã để lại cho đời hơn 100 ca khúc. Nhạc của ông mang âm hưởng trữ tình mặn mà, thấm đượm lòng người, đầy ắp khát vọng nhân tình như: 

Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm, Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu...

Những sáng tác của nhạc sĩ là một đóng góp lớn cho nền âm nhạc nước nhà.

Theo laodong.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đổi hoà bình lấy đất hiếm

GD&TĐ - Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, đều hết lời ca ngợi thoả thuận hoà bình giữa Congo và Rwanda.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.