Dàn nhạc giao hưởng nhí Junior Maius Orchestra: Vườn ươm tài năng âm nhạc hàn lâm

GD&TĐ - Orchestra vừa có buổi trình diễn ra mắt và gây quỹ từ thiện tại Trung tâm Văn hóa Pháp L"Espace, Hà Nội. “Gala Concert - Junior Maius Orchestra” được dẫn dắt bởi tâm huyết và nỗ lực của nhạc trưởng Lưu Quang Minh cùng các thành viên của Dàn nhạc Maius Philharmonic với mong muốn tạo cơ hội để các nhạc công nhí được thể hiện tài năng trong dòng âm nhạc hàn lâm.

Các nhạc công nhí luyện tập cùng thầy Lưu Quang Minh.
Các nhạc công nhí luyện tập cùng thầy Lưu Quang Minh.

Từ trại hè âm nhạc

Chia sẻ về lý do sáng lập dự án trại hè âm nhạc thiếu nhi và Dàn nhạc Junior Maius Orchestra, nhạc trưởng Lưu Quang Minh cho biết: Trong thực tế, những tài năng violin hay piano thường được chú ý ươm ủ và có điều kiện phát triển hơn những người chơi các loại nhạc cụ khác. Các phụ huynh thường đầu tư cho con học piano hay violin bởi con mình sẽ có cơ hội tham gia nhiều chương trình, cuộc thi hay liên hoan nghệ thuật.

Các cuộc thi dù quy mô lớn hay nhỏ đều “ưu tiên” hai loại nhạc cụ này mà ít dành cho các loại nhạc cụ khác như flute, kèn... Thế nhưng, trong một dàn nhạc cần có sự tham gia của nhiều loại nhạc cụ và những nhạc công tài năng.

Từ mục đích muốn kết nối các tài năng nhí và bồi đắp cho các em tình yêu nhạc cổ điển, trại hè âm nhạc 2018 đã kết dính các hạt nhân để hình thành nên dàn nhạc giao hưởng nhí đầu tiên của Việt Nam mang tên Junior Maius Orchestra.

Thành lập một dàn nhạc giao hưởng thiếu niên là việc cần làm để tạo tiền đề cho những thế hệ kế tiếp theo học cổ điển thính phòng. Đây không chỉ là cơ hội để các nhạc công “nhí” nâng cao hiểu biết và các kiến thức âm nhạc mà còn bổ sung kỹ năng biểu diễn trong dàn nhạc, gặp gỡ, giao lưu với nghệ sĩ.

Điều nhạc trưởng Lưu Quang Minh lo lắng đã được giải tỏa khi trại hè mùa đầu tiên đã thu hút được đủ các bạn nhỏ đến học để tạo nên “biên chế” cho dàn nhạc giao hưởng mà anh muốn hướng đến.

“May mắn là chúng tôi đã “gom” đủ 13 thành viên từ 9 - 16 tuổi, đang theo học chuyên ngành âm nhạc cổ điển tại các trung tâm đào tạo âm nhạc hoặc được học tại nhà với các thầy dạy chuyên nghiệp. Một vài em từng tham gia biểu diễn ở trường nhạc.

Dàn nhạc gồm đủ các nhạc cụ trong biên chế dàn nhạc giao hưởng thông thường vì các thành viên chơi đủ các nhạc cụ như violin, cello, flute… Âm nhạc khác các lĩnh vực khác là rất cần có sự trải nghiệm. Càng có nhiều trải nghiệm mới có nhiều kinh nghiệm quý”, nhạc trưởng Quang Minh chia sẻ.

Đến sàn diễn chuyên nghiệp

Trong Gala Concert, các nhạc công nhí đã trình diễn một số tác phẩm giao hưởng của Antonin Leopold Dvorak, Beethoven... các trích đoạn nhạc phim nổi tiếng đã được chuyển soạn phù hợp với trình độ của các bạn nhỏ.

Điều đặc biệt gây ấn tượng là trước đây các chương trình giao hưởng ở Việt Nam luôn quy định không dẫn theo trẻ em dưới 8 tuổi. Tuy nhiên, với Gala Concert này, các vị khách không chỉ là những khán giả trưởng thành mà còn là những cô bé, cậu bé đang hình thành nhân cách sống, định hình cá tính.

Âm nhạc cổ điển tưởng như xa lạ, khó hiểu đã có thể giúp những bạn nhỏ mở thêm một thế giới quan khác mà chúng chưa từng biết tới. Điểm nhấn của đêm diễn là màn kết hợp của các bạn nhỏ với các nghệ sĩ chuyên nghiệp của Dàn nhạc Maius Philharmonic (Dàn nhạc giao hưởng tư nhân hoạt động độc lập đầu tiên ở Việt Nam).

Trong quá trình luyện tập, nhờ các thành viên đều có nền tảng âm nhạc cơ bản nên các em có thể kết hợp với nhau và tiếp thu, phối hợp ăn ý, hiểu cách cùng chơi trong một dàn nhạc.

Để khắc phục khó khăn trong cách chọn tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, tìm kiếm địa điểm để tập luyện… nhạc trưởng Lưu Quang Minh đã phải tìm hiểu nhiều tài liệu và tham khảo các nghệ sĩ về kinh nghiệm tham gia các dàn nhạc trẻ châu Á, Đông Nam Á.

“Với một dàn giao hưởng, ngoài khả năng âm nhạc, yêu cầu về tính tập thể rất cao. Cái khó của dàn nhạc giao hưởng là sự phối hợp ăn ý theo từng nốt nhạc, ngay cả người làm nghề chuyên nghiệp cũng phải mất một thời gian mới làm quen được cùng bạn diễn để phối hợp nhịp nhàng. Các nghệ sĩ nhí đã rất tập trung và phối hợp tốt. Năm nay, nhờ có sự đồng hành của Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội nên ê kíp đỡ khó khăn trong việc tìm địa điểm luyện tập, nhạc trưởng Lưu Quang Minh chia sẻ.

“Được biểu diễn trên sân khấu lớn là vinh dự nhưng cũng kèm theo đó nhiều áp lực. Thế nhưng, điều đáng mừng là sau một thời gian ngắn luyện tập, các nhạc công nhí đã biểu diễn rất bài bản và chuyên nghiệp.

Không chỉ các bậc phụ huynh phấn khởi cổ vũ nhiệt tình mà trước màn trình diễn chuyên nghiệp của các nghệ sĩ nhí, nhiều khán giả đã không tiếc lời khen ngợi và quay lưu lại các tiết mục đặc sắc.

Tổng số tiền bán vé thu được từ đêm diễn được quyên góp gây quỹ khuyến học âm nhạc và quỹ từ thiện hỗ trợ những bạn nhỏ có năng khiếu chơi nhạc cổ điển nhưng chưa đủ điều kiện để học tập và phát triển tại Trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) hoặc Làng Then (Bắc Giang) - Giám đốc sản xuất Tăng Ngân Hà cho biết.

Theo Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam Trần Ly Ly, việc Dàn nhạc Maius Philharmonic (dàn nhạc giao hưởng tư nhân hoạt động độc lập đầu tiên của Việt Nam với khoảng 90% thành viên thuộc thế hệ 9X) hỗ trợ để cho ra đời mô hình dàn nhạc thiếu niên và có đêm trình diễn ra mắt công chúng là những hoạt động rất tốt đem lại nhiều tín hiệu vui.

Những khởi động hiệu quả này góp phần hiện thực hóa khát vọng đưa giao hưởng đến gần hơn với công chúng và nuôi dưỡng những thế hệ mầm non cho dòng nhạc hàn lâm vốn kén khán giả. Việc đào tạo gắn với biểu diễn sẽ hỗ trợ các em trong việc cảm âm, cảm nhận những tác phẩm nổi tiếng, xác định niềm đam mê theo đuổi dòng nhạc cổ điển để có những bước đà tốt cho tương lai”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.