Văn bản vội vàng, cảm tính

GD&TĐ - Một số chuyên gia về giáo dục đại học cho rằng, văn bản của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) yêu cầu 45 trường đại học dừng tuyển sinh cao đẳng là không có cơ sở.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), lý giải: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học không hề có quy định trường đại học chỉ được đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; không được đào tạo trình độ cao đẳng.

Bên cạnh đó, Điều 19 của Luật Giáo dục nghề nghiệp về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện… Như vậy văn bản “dừng tuyển sinh bậc cao đẳng” của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) là trái với Luật Giáo dục nghề nghiệp; cần rút văn bản đó.

Liên quan đến vấn đề này, nêu quan điểm cá nhân, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, các trường đại học đẳng cấp, đặc biệt là trường đại học theo định hướng nghiên cứu, nên tập trung đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; thậm chí nên đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ nhiều hơn, không nên đào tạo trình độ cao đẳng.

Tuy nhiên, các trường đại học đẳng cấp thấp hơn, hoặc trường đại học theo định hướng ứng dụng thì nên đào tạo cả trình độ cao đẳng. Như vậy, việc đào tạo liên thông lên đại học sẽ thuận lợi hơn; bên cạnh đó, nhiều trường đại học định hướng ứng dụng đều phát triển đi lên từ trường cao đẳng nên có rất nhiều kinh nghiệm trong đào tạo cao đẳng. “Thông lệ các đại học ứng dụng trên thế giới đào tạo cao đẳng là bình thường” – ông Lê Viết Khuyến cho hay.

Cũng thể hiện sự không đồng tình với văn bản của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), ông Phan Văn Nhẫn – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang cho đây là một văn bản vội vàng, cảm tính.

“Làm gì cũng cần phải có lộ trình. Văn bản của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) yêu cầu nhiều trường đại học dừng tuyển sinh cao đẳng đúng thời điểm tuyển sinh là không nghĩ tới quyền lợi của người học, kế hoạch đào tạo của các trường. Văn bản ra vội vàng, cảm tính” – ông Phan Văn Nhẫn nêu quan điểm.

Ngoài thời điểm ra văn bản, ông Nhẫn cũng cho rằng, văn bản nói trên trái với Luật Giáo dục nghề nghiệp; bởi Luật này khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở giáo dục đại học… tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

“Trường ĐH Tiền Giang khi tôi làm hiệu trưởng có đào tạo cả đại học, cao đẳng và trung cấp với quy mô khoảng 13 ngàn sinh viên; nhiều em đã thành đạt. Là nhà giáo dục tôi không hài lòng với văn bản nói trên của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội” – ông Phan Văn Nhẫn cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

NATO có thể chiếm Odessa?

NATO có thể chiếm Odessa?

GD&TĐ - Theo các chuyên gia phân tích, tình hình Ukraine đang xấu đi và NATO có thể quyết định thò tay vào thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen.

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.