Vai trò của cán bộ quản lý trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT

GD&TĐ - Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI đã có quyết nghị về đổi mới căn bản, toàn diện GD – ĐT để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới, theo kịp các nền GD tiên tiến trên thế giới. 

Xây dựng đội ngũ quản lý vững vàng trong đổi mới GD-ĐT
Xây dựng đội ngũ quản lý vững vàng trong đổi mới GD-ĐT

Đây là một cuộc cải cách triệt để, sâu rộng nhất từ trước đến nay. Đổi mới từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, thi cử, đánh giá… 

Mục tiêu GD cũng được hoàn thiện nhằm đào tạo ra con người phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. GD không những phải kết hợp với lao động sản xuất mà còn phải kết hợp với kinh doanh.

Nhiệm vụ thật nặng nề, vất vả và không ít khó khăn, đòi hỏi nhiều thử thách, sáng tạo của những người làm GD trước sứ mệnh mới mẻ, thiêng liêng nhưng đầy vinh quang này. Nhân dân rất phấn khởi, mong đợi sự cải cách mạnh mẽ đó.

Để đạt được những yêu cầu trên, phải có những khâu đột phá. Nhưng vấn đề cơ bản nhất là ở đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD. Đội ngũ này cần được bồi dưỡng kỹ lưỡng, đặc biệt là phải được trang bị tư duy GD mới. Tư duy có đổi mới thì mới có cách làm mới, phương pháp dạy mới. 

Công việc này thực sự là một vấn đề khó, bởi phương pháp dạy cũ đã lâu đời, thành thói quen, nếp hằn trong tư duy; người quản lý cứ thế chỉ đạo, còn người giáo viên cứ thế thao tác, đỡ tốn công sức. 

Nghề thầy lại là nghề của lương tâm, của sự tự giác cao, khó ai có thể kiểm soát hết nên dễ dàng tạo cho người giáo viên giữ thói quen cũ, nếp cũ.

Có nhiều biện pháp để đưa GD - ĐT vào quỹ đạo mới như đổi mới cách kiểm tra, thi cử, cách đánh giá giáo viên, công tác thi đua, khen thưởng… 

Song biện pháp then chốt là phải xây dựng được đội ngũ lãnh đạo quản lý GD (cụ thể là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) thật vững vàng; trước tiên phải là những người đổi mới tư duy hơn ai hết, có năng lực quản lý, năng lực về chuyên môn để có thể góp ý, giúp đỡ giáo viên trong các buổi dự giờ, thăm lớp và có sáng tạo trong công việc xây dựng trường. 

Nhưng dù có năng nổ đến đâu, ban giám hiệu cũng không thể quán xuyến được hết tình hình giảng dạy của từng giáo viên ở các bộ môn, nhất là ở những bộ môn lại không thuộc chuyên môn của mình.

Vì thế việc xây dựng được một đội ngũ các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn (bậc trung học), các khối trưởng (bậc tiểu học) đủ mạnh, có nhiệt tình và năng lực, hưởng ứng công cuộc đổi mới phải được đặc biệt quan tâm. 

Đội ngũ này cũng cần được bồi dưỡng kỹ lưỡng, nếu được phát động tốt, họ sẽ cùng với ban giám hiệu làm chuyển biến mạnh mẽ các giáo viên trong tổ, nhóm đưa sự nghiệp đổi mới tới thành công. 

Đây cũng là thể hiện năng lực quản lý của ban giám hiệu biết tập hợp, giúp đỡ, động viên đội ngũ cốt cán làm nòng cốt cho phong trào.

Có thể nói vai trò của ban giám hiệu đứng đầu là người hiệu trưởng và các tổ nhóm chuyên môn có tinh quyết định sự thành công này, vì thế cần được kiện toàn ở những nơi phong trào yếu, kém.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.