Vài phút trước khi bị đưa vào lò hỏa thiêu, cụ bà bất ngờ... sống lại

Tuy nhiên, bà không thể nói chuyện hay có phản ứng với thế giới bên ngoài.

Bà Phinij liền được nằm quạt sưởi và ủ ấm bằng nhiều chai nước nóng để lấy lại thân nhiệt.
Bà Phinij liền được nằm quạt sưởi và ủ ấm bằng nhiều chai nước nóng để lấy lại thân nhiệt.

Cụ bà Phinij Sopajorn, 70 tuổi, bị bệnh tuyến giáp rất nặng và được xác nhận qua đời tại bệnh viện vào ngày 20/10 vừa qua.

Các bác sĩ đã để gia đình đưa thi thể cụ bà Phinij tới một ngôi đền tại địa phương nhằm tổ chức tang lễ theo kiểu truyền thống.

Sau 3 ngày nằm trong cỗ quan tài lạnh lẽo, gia quyến nhìn mặt bà lần cuối rồi đem đi hỏa táng như dự định.

Trước đó, bà được người chồng Thawin Sopajorn, 73 tuổi, lau rửa cơ thể bằng nước ấm. Thật bất ngờ! Chính ông Thawin đã phát hiện vợ mình thở nhẹ, thậm chí mi mắt còn động đậy.

Thawin lập tức kêu lên và nhờ các nhân viên y tế thực hiện thao tác hồi sức tim phổi (CPR). Không lâu sau đó, họ xác nhận bà Phinij vẫn còn sống!

Trò chuyện với các trang tin địa phương, ông Thawin khẳng định: "Tôi tin bà ấy còn sống vì da thịt vẫn mềm mại".

"Sau khi bà ấy ngừng thở vào hôm Chủ nhật, chúng tôi đặt bà vào quan tài nhưng tôi thấy rất lạ vì cơ thể không hề đơ cứng như người chết bình thường".

"Trong tang lễ, tôi là người cuối cùng chạm vào bà trước khi đưa vào lò hỏa thiêu. Khi tôi ước Phinij sẽ có cuộc sống viên mãn ở kiếp sau thì bà ấy tỉnh lại".

"Tôi quá đỗi vui mừng và ôm chầm lấy bà ấy cũng như hô lớn để gọi lũ trẻ. Tuy nhiên chúng không tin ngay mà còn cho rằng tôi gặp ảo giác".

"Con dâu tôi là bác sĩ và chính nó cũng khẳng định bà nhà còn sống nhưng mạch rất yếu".

Tuy nhiên, Phinij không thể nói chuyện cũng như có phản ứng với thế giới bên ngoài, gia đình cũng xác định tinh thần rằng bà sẽ không qua khỏi.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.