Vài chiêu giúp con hào hứng trở lại trường sau Tết

GD&TĐ - Chuyên gia Tâm lý Lê Khanh - Giám đốc Trung tâm Kỹ năng sống Rồng Việt Vũng Tàu - chia sẻ với các bậc cha mẹ vài “chiêu” giúp con tự giác, hào hứng, phấn chấn ngày trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số giáo viên bậc mầm non, tiểu học chia sẻ, học sinh tuổi này dù là chăm ngoan, yêu trường, quý bạn đến mấy, cứ sau một kỳ nghỉ dài là em nào em nấy đều gặp “rào cản tâm lý”, bớt tích cực, uể oải và mất kha khá thời gian để bắt nhịp lại.

Đó là chưa kể mấy bạn cứ nói đến đi học là lại xin “cho con nghỉ nốt hôm nay” thì việc đưa các con trở lại quỹ đạo học tập cũ cũng là vấn đề chẳng mấy dễ dàng với nhiều gia đình.

Cha mẹ có thể khởi động dần việc đi học với trẻ ngay trong giữa kỳ nghỉ bằng cách thường xuyên hỏi trẻ về cô giáo, về các bạn, về các hoạt động trên lớp... Ví dụ với trẻ mẫu giáo, đến giờ bé ăn, gợi cho bé nhớ giờ ăn ở lớp con cô và các bạn làm gì, các con được ăn gì...?

Càng hiểu các hoạt động diễn ra hàng ngày ở trường của con thì cha mẹ càng có nhiều “vốn” để trò chuyện cùng bé. Hơn nữa, cha mẹ cố gắng tuân thủ giờ giấc ăn, ngủ, chơi gần giống như thói quen ở trường của bé để nhịp sinh hoạt của con không bị đảo lộn.

Thỉnh thoảng cho bé hát múa những bài mà bé thường hay hát múa ở trường. Nếu con quên, cha mẹ có thể dạy lại cho con, hoặc mua băng đĩa cho con xem và học theo.

Đối với trẻ tiểu học, cha mẹ nhắc con ôn bài cũ, làm bài tập để con không quên thói quen học bài, ôn bài. Cha mẹ nên cho trẻ đã đi học từ lớp 1 trở lên tự làm thời khóa biểu cho kỳ nghỉ và giúp con tự giác thực hiện tốt kế hoạch đó.

Khi sắp đến ngày đi học lại, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con. Hãy đưa nếp sinh hoạt dần trở lại giống như thời gian đi học, đặc biệt là chuyện ăn và ngủ. Hãy cùng con chuẩn bị đồ dùng học tập, cặp, đồng phục... để con dần có tâm thế chuẩn bị đi học.

Cha mẹ có thể nói với con một vài câu mang tính gợi mở: “Thứ Hai tới con sẽ được gặp lại các bạn và cô giáo đấy..., con có vui không? Chắc các bạn cũng nhớ con lắm...”. Cha mẹ có thể chuẩn bị một chút quà bánh để trẻ tự mang đến cho cô và các bạn.

Trong trường hợp con có khó khăn về tâm lý, khóc lóc, mè nheo không muốn đi học, cha mẹ nên giúp con thích nghi từ từ. Cha mẹ cần lựa tâm lý con, từ “vận động” đến “thiết quân luật” nhưng cố gắng giúp trẻ tránh bị “sốc” sau kỳ nghỉ, tránh những phản ứng mạnh của bé khiến bé mệt, ốm và sợ học.

Trên đây là vài biện pháp chuyên gia tâm lý “mách nước” để hỗ trợ cha mẹ trong việc giúp con quay lại trường học dễ dàng hơn sau kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên, cũng cần tùy vào điều kiện gia đình và cá tính của trẻ mà vận dụng cho phù hợp và hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.