Ưu tiên kiến thức cơ bản trước khi làm bài nâng cao môn Hoá học

GD&TĐ - Phân tích đề tham khảo Hóa học, giáo viên lưu ý học sinh ôn tập, làm bài thi môn này, trong đó nhấn mạnh cần ưu tiên trước việc vững kiến thức cơ bản.

Giờ học tại Trường THCS - THPT Phenikaa.
Giờ học tại Trường THCS - THPT Phenikaa.

Tăng câu hỏi thực tiễn

Phân tích đề tham khảo môn Hóa học, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thầy Đặng Xuân Chất, giáo viên Trường THPT Ban Mai, Hà Đông (Hà Nội) cho biết:Đề thi gồm có 40 câu với hình thức trắc nghiệm và cơ bản không có nhiều thay đổi so với các năm trước về phạm vi kiến thức cũng như tỷ lệ câu hỏi lý thuyết và bài tập.

Điểm khác của đề năm nay là có sự giảm về số lượng câu tính toán khó, thay vào đó là các câu hỏi mang tính thực tiễn và thí nghiệm nhiều hơn. Nói một cách khác đề có nhiều câu mang hơi hướng của đánh giá năng lực hơn.

Về độ khó: Đề thi có sự phân hóa từ câu 71, không có các câu hỏi lạ nhưng yêu cầu học sinh phải hết sức cẩn thận để tránh các lỗi sai ở các câu hỏi lý thuyết. Với đề này, học sinh khá sẽ không khó để đạt mức điểm từ 8 - 9.

Ma trận đề tham khảo môn Hóa học được thầy Đặng Xuân Chất phân tích như sau:

Chủ đề

Cấp độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Ancol - phenol

1




1

Nito – photpho




1

1

Este, lipit

2

2


1

5

Cacbohidrat

1

2



3

Amin – amino axit – peptit - protein

2

1

1


4

Polime

1

1



2

Đại cương kim loại

3

2

2


7

Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

7


1


8

Sắt, crom

2

1



3

Tổng hợp hữu cơ


1

1


2

Tổng hợp vô cơ


1

1

1

3

Hóa học và môi trường

1




1

Tổng câu

20 (50%)

11

(27,5%)

6

(15%)

3

(7.5%)

40 câu

100%

Thầy Cù Văn Thái, giáo viên Trường THCS - THPT Phenikaa cũng cùng nhận định đề tham khảo môn Hóa học cơ bản giữ ổn định cấu trúc như năm 2023 và có tăng cường các câu hỏi gắn với thực tiễn và giải quyết vấn đề của thực tiễn.

Về mức độ, đề tham khảo năm nay 2024 có phần nhẹ nhàng với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp (dễ đạt được mốc 5 điểm) và phân loại tốt với học sinh sử dụng môn Hoá làm môn xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở 8 câu cuối thuộc mức độ vận dụng cao.

Cũng như các năm trước, các câu vận dụng cao thường xoay quanh các chương: Este, lipit; kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất; tổng hợp hoá học vô cơ.

Những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải tư duy logic, nắm vững bản chất hóa học, khả năng phân tích đề nhanh và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Thầy Đặng Xuân Chất, giáo viên Trường THPT Ban Mai, Hà Đông (Hà Nội).

Thầy Đặng Xuân Chất, giáo viên Trường THPT Ban Mai, Hà Đông (Hà Nội).

Ưu tiên củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt chương trình lớp 12

Đưa ra một số lời khuyên để thí sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi, thầy Cù Văn Thái cho rằng: Học sinh cần ưu tiên củng cố kiến thức cơ bản theo tinh thần sách giáo khoa trước khi tiến đến giải quyết các dạng bài nâng cao.

Ngoài ra, các em cần ôn kỹ chương trình Hoá học 12, sau đó mới nên quay trở lại ôn lớp 11, kết hợp luyện đề để rèn luyện kỹ năng làm bài và phân bổ thời gian hợp lý.

Cùng với đó, việc bổ sung những kiến thức liên hệ thực tế đời sống, những kiến thức cơ bản về thực hành thí nghiệm, nắm chắc các hiện tượng hoá học, bản chất hoá học của câu hỏi để tránh bị nhầm lẫn.

Khi làm bài, thầy Cù Văn Thái lưu ý học sinh cần bình tĩnh đọc kỹ câu hỏi và đọc hết đề, tránh trường hợp các câu phía sau lại là các câu dễ hơn. Không vội vàng trong việc chốt đáp án cuối cùng, đặc biệt là những câu trắc nghiệm định tính. Đôi khi đọc xong có cảm giác rất dễ nhưng có khi bị lừa về mặt bản chất Hoá học.

Khi làm đề, các em nên làm hết các câu lý thuyết và bài tập tính toán ở mức độ nhận biết và thông hiểu (khoảng từ câu 41 đến câu 69) rồi kiểm tra lướt qua một lượt để đảm bảo độ chính xác cao. Sau đó, các em mới dồn tâm sức làm các câu vận dụng và vận dụng cao.

Khi còn khoảng 5 phút cuối, thí sinh không nên làm tiếp các câu khó nữa, dành thời gian kiểm tra việc tô chuẩn các đáp án, kiểm tra lại các thông tin về mã đề, số báo danh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ