Ước tính thiệt hại từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và châu Âu

GD&TĐ -Các chuyên gia từ Phòng Thương mại Mỹ (ACC) tại EU ước tính, thiệt hại từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và châu Âu lên tới gần 10 nghìn tỷ USD.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen hứa hẹn các biện pháp có đi có lại.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen hứa hẹn các biện pháp có đi có lại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục nhấn mạnh rằng, thuế nhập khẩu khuyến khích các công ty nước ngoài chuyển sản xuất sang đất Mỹ, tạo ra việc làm mới và củng cố nền kinh tế.

Tuy nhiên, như Phòng Thương mại Mỹ (ACC) tại Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo, chính sách rào cản thương mại của ông Trump có thể phản tác dụng, giáng một đòn nghiêm trọng vào quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương.

Theo các chuyên gia kinh tế của ACC tại EU, tổn thất từ ​​cuộc chiến thương mại do lãnh đạo Nhà Trắng phát động giữa Mỹ và châu Âu có thể lên tới gần 10 nghìn tỷ USD, ảnh hưởng không chỉ đến kim ngạch thương mại mà còn cả dòng đầu tư cũng như thu nhập của doanh nghiệp ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Năm 2024, thương mại hàng hóa song phương lên tới 1,3 nghìn tỷ USD, và dịch vụ - hơn 750 tỷ USD. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh mà các công ty Mỹ và châu Âu tiến hành trên lãnh thổ của nhau vượt xa những con số này.

Doanh số của các bộ phận châu Âu tại Mỹ đạt 3,5 nghìn tỷ USD, trong khi các công ty Mỹ kiếm được khoảng 4 nghìn tỷ USD ở châu Âu.

Theo các nhà phân tích, việc áp dụng thuế quan sẽ làm suy yếu không chỉ thương mại trực tiếp mà còn cả hoạt động đầu tư, cũng như xuất khẩu dịch vụ, trong đó Mỹ theo truyền thống nắm giữ vị thế mạnh mẽ.

Hậu quả kinh tế đã được cảm nhận

Vào tháng 3/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế 25 phần trăm đối với thép và nhôm nhập khẩu từ châu Âu, khiến Ủy ban châu Âu (EC) phản ứng ngay lập tức.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen gọi mức thuế này là "thuế gây hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng", tuyên bố sẽ áp thuế trả đũa đối với lượng hàng hóa Mỹ trị giá khoảng 28 tỷ USD từ tháng 4/2025, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và máy móc.

Động thái này là một phần của sự leo thang bắt đầu sau khi ông Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc vào tháng 2/2025, gây ra căng thẳng thương mại toàn cầu.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, chiến tranh thương mại có thể dẫn đến tổn thất dài hạn.

Theo một nghiên cứu của Boston Consulting Group và HSBC, chủ nghĩa bảo hộ đã khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 10 nghìn tỷ USD vào năm 2025 do lượng hàng nhập khẩu toàn cầu giảm.

Đối với Mỹ, điều này có nghĩa là giá trong nước cao hơn và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm, và đối với châu Âu, đây là một đòn giáng vào ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu của Mỹ.

Trong bối cảnh này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, EU sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình, nhấn mạnh rằng, chính sách thương mại phải có đi có lại.

Theo Avia pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các đảng viên trẻ Trường THPT Thành Sen tuyên thệ dưới lá cờ Đảng.

Tuổi 18 vào Đảng: Tự hào và khát vọng cống hiến

GD&TĐ - Nhiều học sinh Hà Tĩnh được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là minh chứng cho hiệu quả giáo dục lý tưởng sống trong trường học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là ở vùng khó khăn.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.