Ứng xử… côn đồ

GD&TĐ - “Cạn lời, hết ý”; “Không thể tưởng tượng nổi”; “Phải bỏ tù bóc lịch”; “Hết biết”…

Ảnh: INT
Ảnh: INT

Không kìm nén được sự tức giận nên dư luận đã thốt lên như thế khi trên mạng xã hội xuất hiện clip 4 thanh niên hành hung nữ nhân viên phụ xe bus tuyến 103B (Mỹ Đình – Chùa Hương) của Xí nghiệp Xe bus Cầu Bươu, Hà Nội hôm 20/10. Khi bị nữ nhân viên kia nhắc nhở không được làm ồn và nói bậy trên xe bus, đám thanh niên kia đã có cách ứng xử… côn đồ như thế.

Kiểu ứng xử… côn đồ này dường như ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Điển hình như tuần trước, dư luận đã phẫn nộ lên án gã đàn ông đánh một phụ nữ, ném điện thoại của nạn nhân chỉ vì người phụ nữ đó cất tiếng nhắc nhở không được chen ngang, phải xếp hàng tại cây ATM ở phường Khương Trung, Hà Nội.

Sau mỗi vụ việc khi được mạng xã hội đăng tải, các cơ quan chức năng đều vào cuộc. Như vụ hành hung người ở cây ATM, hai bên đã hòa giải vì người đàn ông đó đã xin lỗi và người phụ nữ thương cảm cho vợ con anh ta bị ảnh hưởng. Còn với vụ hành hung trên xe buýt, công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích đối với nhóm đối tượng kia.

Có thể thấy, những cách ứng xử… côn đồ kia là không thể chấp nhận được. Cách ứng xử ấy thật đáng trách hơn bao giờ hết khi nhắm vào phụ nữ chân yếu, tay mềm, mà lại là những phụ nữ thẳng thắn nhắc nhở chúng cách ứng xử văn minh, lịch sự. Vì thế, hơn bao giờ hết, sự lên án mạnh mẽ của xã hội là thật cần thiết và hữu ích. Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển, bước tới sự văn minh và tiến bộ thì càng cần loại bỏ những hành vi ứng xử thiếu văn hóa ấy.

Thế nhưng, cũng có lo ngại cho rằng nếu như chế tài không nghiêm khắc, coi nhẹ các vụ việc tưởng nhỏ này để rồi đi tới hòa giải, xử phạt hành chính theo kiểu nửa vời: Vài trăm nghìn đồng/vụ việc thì liệu có làm “nhờn” hay không? Và, các nạn nhân có nên hòa giải với đám côn đồ ấy không, vì đã có không ít trường hợp “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục tự tung tự tác? Thế nên, vẫn rất cần những chế tài xử phạt đủ sức răn đe thì mới có thể mong không còn xuất hiện những kẻ ngông cuồng mang thói côn đồ khi ứng xử với cộng đồng, đặc biệt là với phụ nữ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.