Ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày dưới 40 tuổi ngày càng tăng, nhưng lại rất khó để phát hiện ở giai đoạn đầu.
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và tỉ lệ tử vong cao
Theo số liệu thống kê của báo VnExpress, hiện nay ung thư dạ dày khá phổ biến, nằm trong số 10 loại ung thư thường gặp nhất. Riêng tại Việt Nam, căn bệnh này đứng hàng thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi, thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung. Khoảng 2/3 người bị ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, khối u đã xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa.
Thạc sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, hàng năm tại đây tiếp nhận từ 300 đến 400 bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong đó gần 2/3 trường hợp còn chỉ định điều trị bằng phẫu thuật triệt để, số còn lại đã di căn xa không thể phẫu thuật mà chỉ có thể điều trị nội khoa để kéo dài sự sống.
Bác sĩ Long khuyến cáo ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ người bệnh dưới 40 tuổi ngày càng tăng, đặc biệt có những trường hợp dưới 30 tuổi. Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM từng tiếp nhận một nữ sinh 18 tuổi đến khám vì triệu chứng đau bụng dữ dội. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã di căn khắp ổ bụng nên không thể phẫu thuật điều trị triệt để. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc để kéo dài thời gian sống.
Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 33 tuổi ở Quảng Ngãi đến khám cách đây 2 năm với triệu chứng đau bụng và nôn ói suốt hơn 4 tháng. Bác sĩ nội soi phát hiện ổ loét một cm ở hang vị dạ dày. Giải phẫu bệnh cho thấy chị này bị ung thư dạ dày giai đoạn 2A và được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân bình phục nhanh, hiện đã có thai ở tuần thứ 12.
Triệu chứng
Triệu chứng sớm:
ở giai đoạn sớm của bệnh, bệnh nhân có thể có hoặc không cảm thấy dấu hiệu gì. Hơn nữa, những dấu hiệu dưới đây lại rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác nên bệnh nhân thường bỏ qua.
Khó tiêu hoặc chứng ợ chua: bệnh nhân ăn uống kém tiêu hóa và hay bị ợ chua
Mất cảm giác ngon miệng với món thịt và cả những món khoái khẩu nhất
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Bệnh nhân bị đầy bụng sau khi ăn
Triệu chứng muộn
Người bệnh bị viêm dạ dày mãn tính
Sốt dai dẳng mà không tìm ra nguyên nhân
Đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở bụng trên
Thường xuyên có cảm giác buồn nôn và hay nôn mửa
Tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
Nôn ra máu hoặc đại tiện ra phân đen hoặc thấy máu , có thể bị mất nhiều máu nếu để tình trạng kéo dài
Bệnh nhân có thể sờ thấy khối u.
Theo báo Tiền phong nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày như sau
Nhiễm H. pylori. Là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.
Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc - cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) - có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.
Sử dụng cocain. Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
Stress. Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
Rối loạn tự miễn. Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.
Bệnh Crohn. Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa - hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
Xạ trị liệu và hóa trị liệu. Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.
Bệnh trào ngược mật.
Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thận.
Cách phòng tránh
Hạn chế ăn đồ muối
Các thực phẩm như cá muối, dưa cà muối tuy rất tiện lợi và dễ ăn nhưng chúng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này và nên dùng đồ ăn tươi sống sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn hơn cho dạ dày của bạn.
Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao
Thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường được chế biến với nhiệt độ cao, thậm chí là chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần có chứa có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Tuy rất hấp dẫn nhưng bạn không nên ăn hoặc ăn ít các loại đồ ăn này.
Không ăn những thực phẩm nấm mốc
Trong thời gian gần đây chúng ta chứng kiến rất nhiều ca bị ngộ độc hoặc tử vong do ăn thực phẩm bị mốc.Một số loại thực phẩm mốc như gạo, ngô, đậu phộng có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc, bạn cần loại bỏ ngay những thực phẩm này nếu phát hiện nghi vấn.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia
Hút thuốc lá và nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy loại bỏ những thứ này ra khỏi cuộc sống của bạn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.
Có thói quen ăn uống hợp lý
Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày.Không nên ăn quá mặn.
Ăn nhiều rau quả tươi
Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào. Tăng cường vitamin A,B,E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư hiệu quả.