Ứng phó với sự căng thẳng trong phòng thi bằng cách nào?

GD&TĐ - Chuyên gia chỉ cách học sinh có thể áp dụng để giảm căng thẳng trong phòng thi.

Các sĩ tử cần bình tĩnh trong phòng thi và tin vào bản thân.
Các sĩ tử cần bình tĩnh trong phòng thi và tin vào bản thân.

Căng thẳng thi cử là hiện tượng phổ biến ảnh hưởng đến học sinh ở mọi lứa tuổi. Cảm thấy lo lắng, căng thẳng trước và trong kỳ thi là điều hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, khi căng thẳng quá mức, học sinh sẽ bị tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến sức khỏe, thành tích thi cử.

Theo Times of India, căng thẳng thi cử có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau.

Áp lực phải thi thật tốt: Học sinh có thể chịu áp lực từ bản thân, cha mẹ hoặc thầy cô. Các em cũng có thể áp lực do mong muốn đạt điểm cao để trúng tuyển trường đại học mong muốn.

Sợ thất bại: Nhiều học sinh lo lắng về việc thi trượt, dẫn đến cảm giác lo lắng, căng thẳng. Nỗi sợ này có thể nghiêm trọng hơn với những học sinh học kém một số môn cụ thể hoặc những học sinh từng có trải nghiệm thi trượt.

Thiếu sự chuẩn bị: Những học sinh không được chuẩn bị đầy đủ cho kỳ thi có thể cảm thấy căng thẳng vì bản thân mình chưa nắm vững những điều quan trọng như kiến thức, tâm lý, dụng cụ làm bài thi...

Hạn chế về thời gian: Các kỳ thi luôn có giới hạn nhất định về mặt thời gian. Điều này có thể gây căng thẳng cho những học sinh không quen làm việc dưới áp lực.

Để giảm căng thẳng khi làm bài thi, các sĩ tử có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Hít thở sâu

Dành vài phút để hít thở sâu sẽ giúp làm dịu phản ứng căng thẳng của cơ thể và chuyển sự chú ý của các thí sinh trở lại thực tại. Việc hít thở sâu cũng cho sĩ tử thời gian để suy nghĩ hợp lý về những lo lắng đang xuất hiện. Đồng thời, loại bỏ những kiểu suy nghĩ vô ích.

Tin vào chính mình

Khi liên tục đối mặt với những thử thách mới, chúng ta thường quên nhìn lại mình đã đi được bao xa và từng đạt được bao nhiêu. Vì đã chuẩn bị tốt, không có lý do gì để các sĩ tử phải lo lắng. Do đó, khi trải qua một suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng thay thế điều đó bằng một suy nghĩ tích cực.

Ví dụ, thay vì nghĩ bản thân sẽ là kẻ thất bại nếu đạt điểm kém, hãy nghĩ: "Dù kết quả có ra sao, tôi cũng sẽ tự hào về bản thân và đánh giá cao những gì mình đã đạt được".

Theo Theo Times of India, UCL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.