Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điểm của học sinh

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điểm của học sinh

(GD&TĐ) - Thời gian qua, Bộ GD&ĐT chủ trương đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào nâng cao chất lượng dạy và học. Một trong những tiện ích cần tận dụng của CNTT đó là công tác quản lý điểm của HS. So với cách quản lý điểm truyền thống bấy lâu nay ở các nhà trường thì việc ứng dụng CNTT để quản lý điểm có nhiều ưu điểm nổi trội: Công khai, chính xác, minh bạch… giúp các nhà trường dễ dàng trong việc thống kê phân loại học lực của học sinh trong nhiều thời điểm của năm học.

Ở các trường học bấy lâu nay, công tác quản lý điểm của học sinh chủ yếu vẫn được tiến hành theo phương pháp truyền thống. Nghĩa là giáo viên cho điểm trong sổ điểm cá nhân sau đó vào sổ lớn. Với cách làm trên, do khách quan hoặc chủ quan, việc vào điểm, cộng điểm có thể có sai sót.

Bên cạnh đó, việc giáo viên tuỳ tiện sửa điểm không theo qui chế vẫn còn tồn tại. Đối với cán bộ quản lý, cách làm theo phương pháp truyền thống này tạo tâm lý thụ động, ít nhiều gây khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc. 

Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, thời gian qua nhiều trường học ở các cấp trên toàn tỉnh đã thực hiện việc quản lý điểm của học sinh bằng máy tính và đã thể hiện nhiều ưu diểm rõ rệt so với phương thức quản lý điểm truyền thống.

Trong thời gian tới, các Sở GD&ĐT nên tiếp tục khuyến khích các đơn vị trường học tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý điểm của học sinh.

Theo đó, mỗi trường học cần có một bộ phận văn thư có trình độ nhất định về tin học phụ trách dưới sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên của hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Hàng tuần, giáo viên bộ môn mang sổ điểm cá nhân đến nhập điểm vào máy tính.

Cuối tháng, dữ liệu điểm của các trường được gửi về Sở theo mẫu qui định chung. Sở GD&ĐT có thể cho đăng tải dữ liệu điểm học sinh của các trường trên một trang web riêng. Nếu làm được như vậy, một mặt Sở GD&ĐT có thể phần nào nhận định được chất lượng dạy và học của các trường trong nhiều thời điểm của năm học, từ đó có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc phù hợp.

Điều này càng có ý nghĩa đối với các trường ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa khi chúng ta đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng có thể trực tiếp kiểm tra được kết quả học tập của con em mình từ việc truy cập mạng. 

Cái lợi lớn nhất từ việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý điểm ở các trường học là tạo ra sự minh bạch hóa về chất lượng học tập của học sinh, là tiền đề để chống “căn bệnh” thành tích. 

Bùi Minh Tuấn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động