Tuyệt chiêu giảm đau bằng muối và dược liệu

Phương pháp này còn giúp giảm béo bụng hiệu quả, tất cả hỗn hợp muối và dược liệu (ngải cứu, lá lốt) được làm nóng bằng lò vi sóng chứ không phải rang lên theo cách thông thường.

Cho dược liệu vào tô đậy nắp lại...
Cho dược liệu vào tô đậy nắp lại...

Đây là kỹ thuật mới được áp dụng chỉ trong vòng 2 tháng nay, tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, chủ yếu cho các bệnh nhân bị đau cơ, xương khớp , lưng… do huyết khí ứ trệ, gai cột sống cổ, lưng…

Từ phương pháp cũ…

Phương pháp dùng muối nóng chườm chỗ đau đã có từ lâu. Muối vốn là một dược liệu quý, trong đó chứa nhiều khoáng chất như: magiê, canxi, phốtpho, natri… Muối khi rang nóng lên có tác dụng thông kinh mạch, hoạt huyết, qua đó giảm đau, giảm nhức mỏi. Đông y có câu: thống bất thông, thông bất thống (đau do không thông, thông sẽ không đau).

Chườm nóng bằng muối còn giúp giảm béo bụng một cách rõ rệt. ThS.BS. Đỗ Tân Khoa (Trưởng khoa Khám - Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM) nhớ lại một ca bệnh đặc biệt, vì bệnh nhân bị viêm gan, mỡ trong máu cao, lại mập hơn 70kg, lại không có tiền để chữa bệnh. Bệnh nhân chỉ buôn bán lặt vặt ở Q. Bình Thạnh, TP.HCM. 

Lúc này, bác sĩ sau khi châm cứu mấy cữ, cho thuốc, nghĩ ra cách cho bệnh nhân mấy thứ thuốc Nam rẻ tiền, dễ kiếm (lá trâm bầu, chó đẻ răng cưa) để chữa bệnh gan và bày cho bệnh nhân chườm muối hột để giảm béo và xoa bụng quanh rốn 81 vòng theo chiều kim đồng hồ/ lần để tăng khả năng tiêu hóa. Sáu tháng sau, bệnh nhân quay trở lại gặp bác sĩ để cảm ơn vì bệnh đã đỡ rất nhiều, đã đi buôn bán trở lại. “Tôi như không tin vào mắt mình, vì bệnh nhân như trẻ lại, da dẻ hồng hào, giảm khoảng 6kg; cho bệnh nhân xét nghiệm thì các chỉ số như: men gan, mỡ trong máu… trở về gần như bình thường”, bác sĩ Tân Khoa kể.

Theo bác sĩ Khoa, các thuốc chữa bệnh gan còn giảm béo chủ yếu do chườm muối nóng. Thực tế, tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM đã áp dụng cách chườm nóng muối để giảm đau, hỗ trợ điều trị giảm béo, nhất là béo bụng từ nhiều năm nay, cho hàng ngàn bệnh nhân, mà bệnh nhân nói trên là một điển hình.

... Đến phương pháp cải tiến: dùng lò vi sóng và thêm dược liệu

Phương pháp rang muối bằng chảo có những bất tiện: lâu, kéo dài 10 -20 phút, có thể gây bỏng cho người rang; khi muối đổ ra vải do nóng quá có thể gây cháy vải… 

Từ suy nghĩ làm sao tiện lợi cho bệnh nhân, bác sĩ Đỗ Tân Khoa đã suy nghĩ và tìm dược cách dùng lò vi sóng thay vì rang. Muối được bỏ vào bát rồi dưa vào lò. Sau nhiều lần thử nghiệm, nhiều lần bể cả bát, cuối cùng tìm ra thời gian cho vào lò chỉ từ 3 - 4 phút là cho ra mẻ muối thích hợp để chườm nóng cho bệnh nhân, sức nóng cũng được giữ lâu hơn. 

Không những thế, bác sĩ Khoa còn cho vào tô muối hai loại dược liệu là ngải cứu, lá lốt. Ngải cứu có tinh dầu khi có sức nóng sẽ tỏa ra, giúp chống co thắt, giảm đau; lá lốt có các hoạt chất giúp gảm đau rõ rệt, nói như Đông y là khu phong trừ thấp, thông kinh mạch. Muối và các khoáng chất trong muối, cùng các hoạt chất, tinh dầu của ngải cứu, lá lốt sẽ được sức nóng dẫn vào cơ thể người bệnh giúp giảm đau, thích hợp cho các bệnh nhân đau do cứng cơ, do lạnh, do sang chấn… Đặc biệt, mùi thơm của dược liệu còn tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.

Tuyệt chiêu giảm đau bằng muối và dược liệu

Đưa vào lò vi sóng...

Vào khoa Khám của bệnh viện nói trên, chúng tôi được chứng kiến một thầy thuốc đang chuẩn bị dược liệu (ngải cứu, lá lốt) cho vào tô muối rồi đây nắp dưa vào lò vi sóng. Chừng 3 - 4 phút, bát dược liệu đưa ra bỏ vào bọc rồi đưa đi chườm cho một bệnh nhân.

Bệnh nhân M. (nhà ở Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết chị bị gai cột sống cổ, đau lưng, nhức đầu… vào điều trị tại bệnh viên đã hơn 1 tuần nay. Chị rất thích được chườm nóng bằng muối và dược liệu vì: “Giảm đau nhanh chóng và cảm thấy rất dễ chịu”.

Tuyệt chiêu giảm đau bằng muối và dược liệu

Chuẩn bị muối và dược liệu...

ThS.BS. Đỗ Tân Khoa cho biết thêm: “Chỉ mới hai tháng nhưng có hơn 200 bệnh nhân được dùng phương pháp chườm muối và dược liệu mới. Đây là phương pháp rẻ tiền, chi phí thấp, bệnh nhân và mọi người cũng có thể làm được ở nhà để tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Đây cũng là cố gắng của bệnh viện trong việc giảm chi phí cho người bệnh”.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ