Tuyển sinh vào ngành An toàn thông tin, chuyên ngành Công nghệ phần mềm tại Phân hiệu Học viện kỹ thuật mật mã năm 2022 thế nào?

GD&TĐ - Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã TP. Hồ Chí Minh xin giải đáp một số thông tin về nhu cầu đào tạo tuyển sinh vào các ngành An toàn thông tin, chuyên ngành Công nghệ phần mềm năm 2022.

Sinh viên Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã tại TP. HCM tốt nghiệp
Sinh viên Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã tại TP. HCM tốt nghiệp

* Công việc chính sau khi tốt nghiệp ngành An toàn thông tin?

Quản trị và bảo vệ sự an toàn cho các hệ thống mạng máy tính, truyền thông, viễn thông, các hệ thống cơ sở dữ liệu và hạ tầng mạng; đảm bảo giám sát an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền không gian số Quốc gia.

Đảm bảo an toàn cho dữ liệu và các ứng dụng phần mềm khi lưu trữ, truyền tải và sử dụng: bảo vệ tính bí mật, đảm bảo tính xác thực (nguyên vẹn và nguồn gốc) và khả năng sẵn sàng cho sử dụng của dữ liệu.

Đảm bảo các vấn đề về an ninh thông tin của Chính phủ, các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp và các cá nhân; bảo vệ phòng chống trong tác chiến mạng.

Sinh viên ngành An toàn thông tin đang học nhóm
Sinh viên ngành An toàn thông tin đang học nhóm

Kiếm định, đánh giá và tư vấn về an toàn của các hệ thống thông tin, điếu tra sau sự cố thông tin.

Làm việc cho các lĩnh vực ứng dụng Công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng - Chính phủ, các cơ quan thuộc khối An ninh - Quốc phòng, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, dầu khí, hàng không, giao dịch điện tử,...

Các vị trí công tác điển hình:

PGS.TS Lương Thế Dũng tại lễ bế giảng khóa AT12
PGS.TS Lương Thế Dũng tại lễ bế giảng khóa AT12

Giám đốc an toàn thông tin

Chuyên gia quản trị và bảo mật máy chủ và mạng;

Chuyên gia bảo mật cơ sở dữ liệu

Chuyên gia phân tích, tư vấn, thiết kế đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin

Chuyên gia kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho máy tính và hệ thống mạng

Chuyên gia rà soát lỗ hổng bảo mật, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin

Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin

Chuyên gia giám sát an ninh mạng, kiểm định đánh giá an toàn mạng

Chuyên gia an ninh thông tin và tác chiến mạng

Chuyên gia tư vấn an toàn thông tin

Chuyên gia quản trị mạng

Chuyên gia lập trình

Chuyên gia điều tra tội phạm mạng...

* Công việc chính sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ phần mềm?

Làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn: Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game.

Bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường đại học, ngân hàng, doanh nghiệp ứng dụng CNTT.

Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn                                                                                                    vị có nhu cầu (cơ quan

hành chính sự nghiệp, công ty, ngân hàng, viễn thông, hàng không, trường đại học...).

Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước.

Các vị trí công tác điển hình:

Sinh viên ngành An toàn thông tin trong giờ học giáo dục thể chất
Sinh viên ngành An toàn thông tin trong giờ học giáo dục thể chất

Lập trình viên trong các công ty phần mềm

Chuyên gia phân tích, thiết kế hệ thống

Chuyên gia tư vấn, nghiên cứu và phát triển về Công nghệ thông tin

Chuyên gia đảm bảo chất lượng phần mềm

Chuyên gia phân tích dữ liệu

Chuyên viên xây dựng, phát triển công cụ, phần mềm phân tích dữ liệu

Chuyên viên quản trị mạng; quản trị hệ thống Công nghệ thông tin

Trưởng nhóm phát triển phần mềm; Quản lý dự án phần mềm; Quản hệ thống thông tin doanh nghiệp

Giảng viên các trường đại học, nghiên cứu viên về Công nghệ thông tin trong các viện nghiên cứu

Có khả năng phát triển lên các bậc cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước

*Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành An toàn thông tin, Công nghệ phần mềm? Tình hình chung về ngành nghề và mức thu nhập?

Theo đánh giá của Tổ chức lao động thế giới, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều ngành nghề bị tác động dẫn đến lao động bị cắt giảm nhưng một số ngành liên quan đến Công nghệ thông tin vẫn đang rất "khát" nhân lực như An toàn thông tin, Công nghệ phần mềm, thương mại điện tử, ngân hàng số, giáo dục trực tuyến,... nhu cầu còn tăng cao trong các năm tới đây khi Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số.

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng cùa ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, trong đó ngành Công nghệ phần mềm luôn đạt mức tăng trưởng gấp đôi, chiếm hơn 50% nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành Công nghệ thông tin. Năm 2020, số nhân lực ngành CNTT cần có ước tính khoảng 400.000 người và ước tính thiếu hụt 100.000 nhân sự và năm 2021 ước tính cần 500.000 người, thiếu hụt khoảng 190.000 người.

Thông tin TOP 5 nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin có mức thu nhập cao: Chuyên gia an toàn thông tin, An ninh mạng; Chuyên gia công nghệ phần mềm; Lập trình Game; Lập trình ứng dụng di động; Chuyên viên phát triển và thiết kế website

Công nghệ thông tin là lĩnh vực đang rất "khát" nhân lực, nhất là khi thế giới đang có sự bùng nổ về Công nghệ kỹ thuật cao. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này, chuyên gia An toàn thông tin, chuyên gia Công nghệ phần mềm được những ưu ái từ nhà tuyển dụng với mức lương dao động từ 20-40 triệu đồng (kinh nghiệm 2 năm). Đối với những lập trình viên làm việc cho công ty nước ngoài thì mức lương mà họ nhận được hàng tháng thấp nhất là 60 triệu. Do đó, lập trình viên trở thành một nghề được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam đam mê coding theo học vì cơ hội nghề nghiệp luôn rất rộng mở.

Mọi thông tin về tuyển sinh tại Phân hiệu Học viện Kỹ Thuật Mật Mã TP. Hồ Chí Minh xin liên hệ tại: 17A CỘNG HÒA, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh - TEL: 0903458774 - 0986830123   HTTP://HCMACT.EDU.VN  Email: vtiepbcy@gmail.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ