Tuyển sinh nhóm trường: Từng trường tự chủ quy định điều kiện sơ loại

GD&TĐ - Các trường tham gia tuyển sinh theo nhóm năm nay được quy định trách nhiệm và quyền hạn rất cụ thể trong công tác xét tuyển.

Tuyển sinh nhóm trường: Từng trường tự chủ quy định điều kiện sơ loại

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - các trường tự chủ trong việc phân chia nhóm ngành; xác định chỉ tiêu dự kiến cho từng nhóm ngành;

Ấn định mã nhóm ngành sử dụng cho xét tuyển; quy định điều kiện được ĐKXT dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh (gọi tắt là điều kiện sơ loại) và ngưỡng điểm cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (gọi là ngưỡng điểm xét), các tổ hợp môn xét tuyển đối với từng nhóm ngành và môn chính (hệ số 2); chênh lệch điểm chuẩn giữa các tổ hợp môn xét tuyển đối với từng nhóm ngành;

Các trường trong nhóm cũng tự chủ trong quy định môn thi là tiêu chí phụ để xử lý tình huống quá nhiều thí sinh có cùng Điểm xét ở ngưỡng trúng tuyển vào một nhóm ngành của trường; tự chủ trong việc xét duyệt các hồ sơ đăng ký tuyển thẳng của thí sinh vào trường, xác định chế độ ưu tiên đối với thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh.

cCác trường có trách nhiệm cử đại diện tham gia vào Ban chỉ đạo tuyển sinh (BCĐTS) nhóm trường để chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác xét tuyển; cung cấp cho trường chủ trì các dữ liệu về nhóm ngành, chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển, ngưỡng điểm xét và tiêu chí phụ (nếu có) trong thời gian quy định.

Mỗi trường có trách nhiệm tiếp nhận các phiếu ĐKXT do thí sinh gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường; cập nhật dữ liệu ĐKXT của thí sinh lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; lưu trữ, bảo quản các phiếu ĐKXT đã tiếp nhận; kiểm tra dữ liệu ĐKXT đã nhập để đảm bảo sự chính xác.

Đồng thời, công khai hóa chi tiết phương thức xét tuyển của nhóm trên các trang thông tin điện tử của trường và qua các kênh truyền thông khác để phổ biến rộng rãi cho thí sinh (sử dụng thống nhất một biểu mẫu cung cấp thông tin), tư vấn và giải đáp các thắc mắc của thí sinh.

HĐTS của các trường có quyền được truy cập và sử dụng dữ liệu ĐKXT chung của nhóm với mục đích kiểm tra, giám sát quá trình xét tuyển...

PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng cho biết, là đơn vị chủ trì, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngoài trách nhiệm và quyền hạn được quy định như trên còn chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất (máy chủ, hệ thống thông tin, văn phòng làm việc ..), phần mềm xét tuyển và nhân lực công nghệ thông tin cho công tác xét tuyển theo nhóm trường.

Đồng thời, chủ trì công tác xét tuyển đợt 1 và các đợt bổ sung, trả kết quả xét tuyển cho các trường sau mỗi đợt xét tuyển.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã ký công văn số 1382/BGDĐT-KTKĐCLGD gửi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội về Đề án tuyển sinh ĐH, CĐ theo nhóm trường.

Công văn yêu cầu nhà tr ường gửi bản “mềm” của Đề án về Bộ để công bố chính thức trên trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT và của báo Giáo dục và Thời đại;

Đăng tải nội dung của Đề án và các thông tin về tuyển sinh của các trường trong nhóm trên trang thông tin điện tử của mỗi trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác để thí sinh biết;

Cập nhật kịp thời danh sách các trường mới tham gia thêm vào Đề án (nếu có) trên trang thông tin điện tử của mỗi trường;

Tổ chức phổ biến, tập huấn cho cán bộ, giảng viên của các trường trong nhóm về nội dung của Đề án để tham gia thực hiện Đề án hiệu quả và đúng quy định;

Tổ chức, thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng các quy định đã nêu trong Đề án và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo Bộ GD&ĐT;

Sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh, nhóm trường tổ chức tổng kết rút kinh n ghiệm để hoàn thiện phương án tự chủ tuyển sinh thực hiện trong những năm sau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.