“Tuyên ngôn” năm 1995 xây dựng hình ảnh bà Hillary trước thế giới

Bài phát biểu tại Hội nghị thưởng đỉnh phụ nữ toàn cầu lần thứ 4 của Liên hợp quốc ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995 được đánh giá đã giúp bà Hillary Clinton “tạo hình” cho vai trò “người của công chúng” một cách độc lập với chồng bà-Tổng thống Mỹ đương nhiệm khi đó Bill Clinton.

“Tuyên ngôn” năm 1995 xây dựng hình ảnh bà Hillary trước thế giới

Trong cuốn hồi ký "Living History", cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ hồi tưởng lại: “Tất cả các con mắt đổ dồn về Bắc Kinh và tôi biết rằng mọi chú ý cũng sẽ tập trung vào tôi”.

Bà Hillary trong một buổi phát biểu năm 1995. Ảnh: AP

Ngay cả sau khi đã hoàn thành bài phát biểu dài 21 phút nhận được phản hồi nhiệt liệt từ khán thính giả, bà Hillary vẫn chưa thể hình dung được ảnh hưởng từ thời điểm đó sẽ như thế nào với bà sau hai thập niên.

Melanne Verveer, chánh văn phòng của Hillary tại thời điểm đó khẳng định: “Bài phát biểu đã xây dựng nền móng để bà Hillary ngay lập tức được ghi nhận, và bà có thể tận dụng hiệu quả để tạo ra điều khác biệt”. Bà Verveer- đại sứ đầu tiên của Mỹ về các vấn đề phụ nữ toàn cầu- cũng phân tích rằng chính bài phát biểu đã cho thấy lĩnh vực mà bà Hillary luôn đau đáu quan tâm trong sự nghiệp, ngay cả khi bà giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.

Bà Hillary đã say sưa phát biểu trước các đại biểu rằng khi phụ nữ khỏe mạnh, được tiếp cận với giáo dục và không còn là nạn nhân của bạo lực thì họ sẽ có cơ hội làm việc và học hỏi, từ đó gia đình họ sẽ hạnh phúc hơn. Đệ nhất phu nhân Mỹ khi đó tuyên bố: “Đây là thời điểm để phá vỡ sự im lặng. Chúng ta hãy lên tiếng để cả thế giới lắng nghe được rằng không thể chấp nhận việc nói đến quyền phụ nữ không đi kèm theo nhân quyền”.

Nhấn mạnh vào từ ngữ “con người”, bà Hillary nhắc đến tất cả những hành động ngược đãi phụ nữ và cho rằng đây là vi phạm nhân quyền. Rồi bà nói: “Nếu có một thông điệp ngân lên từ hội nghị này thì đó là nhân quyền chính là quyền của phụ nữ và quyền phụ nữ đồng nghĩa với nhân quyền.

Điều này đã tạo ra phản ứng đầy bất ngờ. Verveer nhớ lại rằng nhiều người đã khóc. Trong hồi ký của mình, bà Hillary viết rằng mặc dù có những phản ứng như vậy, bà vẫn không thể tưởng tượng nổi bài phát biểu 21 phút sẽ trở thành một trong những tuyên ngôn của phụ nữ trên thế giới.

Kathy Spillar, giám đốc FMF (tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ sự phát triển của phụ nữ) cho biết: “Đệ nhất phu nhận Mỹ đã nói về điều đó một cách cởi mở. Nhiều đại biểu lắng nghe bài phát biểu là công dân các quốc gia ở thời điểm đó vẫn tồn tại nạn phân biệt đối xử với phụ nữ được ngụy trang dưới vỏ bọc tập tục văn hóa”.

Bên cạnh đó, nhà văn Andi Zeisler, mới ở độ tuổi 20 vào năm 1995, nhớ lại rằng thông tin về phát biểu của bà Hillary tại Bắc Kinh đã làm quang đãng những bóng đen âm u từ các bài viết tiêu cực về đệ nhất phu nhân trong năm đầu ở Nhà Trắng.

Theo Tin Tức TTX

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...