Tuyên án “nghịch tử” dùng kéo sát hại bố đẻ ở Đồng Tháp

GD&TĐ - Không kìm chế được bản thân, trong lúc cự cãi, Lê Hữu Thạnh đã dùng kéo tấn công bố đẻ khiến nạn nhân tử vong.

Bị cáo Lê Hữu Thạnh tại phiên toà xét xử.
Bị cáo Lê Hữu Thạnh tại phiên toà xét xử.

Ngày 18/5, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Hữu Thạnh (SN 1993, thường trú tại ấp 1, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) về tội Giết người.

Đây là vụ án đau lòng trong một gia đình, khi nạn nhân trong vụ án là ông Lê Văn Bon, cha ruột của bị cáo Lê Hữu Thạnh.

Theo cáo trạng, khoảng 19h30’ ngày 1/2, sau khi bị cáo Thạnh nhậu về nhà ngủ trong phòng được khoảng 30 phút, thì ông Lê Văn Bon đi nhậu về và ngồi nói chuyện với vợ là bà Huỳnh Thị Nhôm.

Do ông Bon nói chuyện lớn tiếng làm bị cáo Thạnh không ngủ được, nên đi ra nói ông Bon đừng nói chuyện lớn tiếng để bị cáo ngủ, để sáng còn đi lái xe cho người ta.

Sau đó giữa bị cáo Thạnh và ông Bon đã xảy ra cự cãi. Do không kìm chế được tính hung hăng của mình, bị cáo Thạnh đã sử dụng cây kéo bằng kim loại ở vách nhà đâm trúng lưng và ngực ông Bon gây thủng tim làm mất máu cấp và suy hô hấp dẫn đến tử vong. 

Tại phiên tòa, bị cáo Thạnh ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội của bản thân, gia đình nạn nhân (cũng là người thân của bị cáo) cũng xin tòa án giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Thạnh. 

Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo Thạnh là nguy hiểm cho xã hội, trái với luân thường đạo lý làm người, làm mất đi người cha không bao giờ tìm lại được, do đó sau khi xem xét tất cả các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tuyên phạt bị cáo Lê Hữu Thạnh mức án tù chung thân về tội Giết người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.