Tục lệ ăn đất sét ở cao nguyên Anh-Điêng

GD&TĐ - Tục ăn đất sét của người vùng cao nguyên Anh-Điêng đã có từ thời Tiền Colombo (là thời kỳ trước khi châu Mỹ chịu ảnh hưởng đáng kể từ châu Âu).

Người bản địa trồng khoai tây như là một nguồn lương thực giá trị
Người bản địa trồng khoai tây như là một nguồn lương thực giá trị

Các nhà khoa học đã tìm thấy những mẩu đất có vẻ như một loại đất sét ăn được – trong một cái nồi bị bể tại một ngôi đền ở Chiripa (Bolivia); có ý kiến cho rằng cái nồi đã có niên đại ít nhất là 2.500 năm.

Nhà nông học người Peru, ông Alberto Salas cho biết: “Nhu cầu ăn đất sét đã có từ thời các bậc tổ tiên chúng tôi. Những cư dân định cư đầu tiên tại Andes đã ăn đất sét để sống sót khi mà loài khoai tây hoang dại rất độc

Cũng theo ông Alberto Salas thì việc dùng chung khoai tây dại với đất sét lại vô tình làm giảm độc tố của khoai tây dại giúp cho con người dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Một phụ nữ Quechua đang nấu nướng trong khu bếp lộ thiên

Một phụ nữ Quechua đang nấu nướng trong khu bếp lộ thiên

Theo giải thích của ông Timothy Johns, giáo sư về dinh dưỡng con người tại Đại học McGill (Canada), Glycoalkaloids có trong củ khoai tây sẽ gột sạch vị đắng và phòng ngừa tình trạng ngộ độc khi chất độc đi vào mạch máu.

Nhà dinh dưỡng động vật Marcelino Aranibar đã quan sát cách những con chuột thí nghiệm được phục hồi bệnh viêm ruột sau khi chúng được cho ăn Chaco, mặc dù ông không nghiên cứu này ở người.

Bản thân ông Aranibar đã ăn một loại đất sét xám trộn với nước với liều lượng khoảng 2 ngày 1 lần hoặc ăn hàng ngày. Ông Aranibar tuyên bố rằng ăn thứ đất sét này đã giúp ông kiểm soát được chứng bệnh viêm dạ dày của mình. Cũng theo ông Aranibar thì cách thức ăn đất sét giờ đây là một phần của truyền thống ẩm thực trong vùng.

Ông Aranibar kết luận: “Có nhiều người dân ở cao nguyên Peru-Bolivia ăn đất sét hàng ngày, họ ăn kẹp với khoai tây để bớt đắng. Quan trọng hơn nó là một thứ phong tục hơn chỉ là thứ ăn để no bụng”. 

Theo NPR

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ