Tử vong sau khi ăn tiết canh lợn

GD&TĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa thông tin về một trường hợp bệnh nhân nam tử vong do mắc liên cầu lợn.

Điều trị cho bệnh nhân mắc liên cầu lợn. Ảnh: BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Điều trị cho bệnh nhân mắc liên cầu lợn. Ảnh: BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Được biết, trước đó, bệnh nhân có chế biến và sử dụng tiết canh trong buổi liên hoan tất niên.

Cụ thể, ông T.V.H. (50 tuổi, ở Giao Thủy, Nam Định) có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 3 ngày, gia đình mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè.

Sau liên hoan 1 ngày, ông thấy đau mỏi người, tiêu chảy, kèm sốt cao rét run, người khó chịu, chân tay tím tái. Người nhà đưa ông đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Giao Thủy. Sau đó, bệnh nhân được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn theo dõi do liên cầu lợn, được chỉ định dùng kháng sinh, vận mạch, đặt ống nội khí quản thở máy, chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Gần 5 giờ sau, Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng thở oxy FiO2 100%, đồng tử 2 bên giãn 4mm, mạch bẹn không bắt được, huyết áp không đo được, toàn thân nổi vân tím, ban xuất huyết hoại tử vùng mặt, tay và chân. Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn, tim có đập trở lại. Sau hồi sức tích cực, tình trạng không cải thiện, bệnh nhân tử vong cùng ngày 23/1.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Phương, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nguyên nhân bệnh nhân H. tử vong do sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn có suy đa tạng – toan chuyển hóa – rối loạn đông máu nặng.

Theo bác sĩ Phương, liên cầu lợn là một vi khuẩn cư trú tự nhiên ở đường hô hấp trên, đặc biệt là amidan, khoang mũi, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh hoặc bị bệnh. Liên cầu lợn có 35 type huyết thanh. Trong đó, type 2 có độc lực cao nhất và thường gây bệnh ở người.

Các thói quen ăn uống có nguy cơ cao nhiễm liên cầu lợn như ăn các sản phẩm của lợn sống hoặc chưa nấu chín, bao gồm cả máu, nội tạng lợn, khá thường gặp ở châu Á...

Do đó, với những nhóm như người chăn nuôi lợn, bác sĩ thú y, công nhân chế biến, vận chuyển thịt, người bán thịt và đầu bếp, liên cầu lợn có thể truyền trực tiếp vào máu sau khi tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn mang mầm bệnh khi có vết thương ở da.

Người bị nhiễm liên cầu lợn có thể biểu hiện dưới nhiều thể lâm sàng khác nhau như: Viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn với suy đa cơ quan, viêm nội tâm mạc và viêm khớp. Bác sĩ Phương lưu ý, người dân không nên ăn tiết canh lợn, thịt lợn sống dưới mọi hình thức cho dù lợn khỏe nhà nuôi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

địa chỉ Gà bó xôi hcmĐơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín