Từ ngày 11/1/2021, người dân được sử dụng pháo hoa trong đám cưới, lễ, sinh nhật

GD&TĐ - Nghị định mới của Chính phủ có nội dung mới đáng chú ý là cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp nhất định.

Ảnh minh họa. Nguồn: IT
Ảnh minh họa. Nguồn: IT

Theo đó, Điều 17 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP, quy định rõ: Từ ngày 11/1/2021 cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Nghị định 137 cũng nêu rõ, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Có thể nói, việc Chính phủ cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, vừa đáp ứng đời sống tinh thần cho người dân và đảm bảo an toàn (như là chỉ cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sử dụng, không cho phép trẻ em sử dụng…).

Tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, quy định rất rõ: nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng sử dụng pháo hoa để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.