Tự làm đồ dùng dạy học – trách nhiệm và hạnh phúc

Tự làm đồ dùng dạy học – trách nhiệm và hạnh phúc

(GD&TĐ) - Việc GV tự làm đồ dùng dạy học (ĐDDH) đã có từ lâu chứ không phải khi đổi mới giáo dục mới xuất hiện. Nhưng CT-SGK mới đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học thì nhu cầu về ĐDDH tăng lên rất nhiều, và vì vậy, việc GV phải tự làm thêm những ĐDDH để dùng cũng là tất yếu. Và phong trào tự làm ĐDDH cũng phát triển chưa từng thấy. Tự làm ĐDDH không chỉ là trách nhiệm, mà còn là hạnh phúc của mỗi GV.

Gian hàng của Công ty 123 lúc nào cũng đông
Gian hàng của Công ty 123 lúc nào cũng đông

1-Nơi hội tụ những ý tưởng

Trong 3 ngày 21, 22, 23-5-2010, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức triển lãm-hội chợ sách, thiết bị giáo dục và thi đồ dùng dạy học tự làm lần thứ 3. 29 phòng GD và các cụm trường THPT, trường trung cấp chuyên nghiệp và Trung tâm GDTX cùng nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực TBGD đã tham gia triển lãm - hội chợ (TL-HC) này. Suốt 3 ngày diễn ra TL-HC, rất nhiều GV thuộc đủ các cấp học, bậc học đã đến tham quan, học hỏi, trao đổi lẫn nhau và mua sắm các TBDH cần thiết. Điều đó chứng tỏ nhu cầu làm và sử dụng ĐDDH là tất yếu và bức thiết hiện nay bởi có sự kết hợp của phương tiện này thì công việc dạy học trên lớp của GV đã được giảm nhẹ đi rất nhiều mà hiệu quả lại cao, đồng thời đây cũng là cơ hội để họ cùng với HS thể hiện sự sáng tạo trong quá trình truyền thụ và tiếp thu kiến thức.

Về nguyên tắc, các TBGD được coi là có chất lượng và hiệu quả đều phải đạt các tiêu chí tối thiểu như tính khoa học (cả về kỹ thuật và sư phạm), tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính kinh tế. Không phải TBDH cũng hội tụ đầy đủ những tính chất này. Chưa kể số lượng được cung cấp cho các nhà trường, cho dù đã rất nhiều, thậm chí trong giai đoạn đầu đổi mới GD nhiều trường còn chưa đủ năng lực tiếp nhận đã cảm thấy choáng ngợp, nhưng vẫn không thể nào bao quát hết nhu cầu dạy và học thực tế. Chính vì vậy, giải pháp CB-GV tự làm ĐDDH đã góp phần khắc phục kịp thời những TBDH còn thiếu, bổ sung khi chưa có điều kiện mua sắm, thay thế các TBDH hư hỏng, và phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị cũng như với cách thiết kế bài giảng của từng GV.

Cô giáo Bùi Thị Tinh với phần mềm vui học toán
Cô giáo Bùi Thị Tình với phần mềm vui học toán

Phong trào tự làm ĐDDH đã phát triển rộng khắp trong cả nước. Nhiều địa phương đã tổ chức được TL-HC thông qua đó nhân rộng hiệu quả của ĐDDH tự làm. Tuy nhiên, đây chủ yếu vẫn là công việc mang tính tự phát, ít có những đơn vị có cơ chế chính sách hay chỉ đạo thường xuyên. Công việc này cũng làm mất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của GV, mà nếu không có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm với học trò thì sẽ khó có thể lao tâm khổ tứ vì nó. Chưa kể những khó khăn khách quan khác như thiếu kinh phí để mua nguyên vật liệu, độ bền của ĐDDH tự làm chưa cao, khả năng của GV còn hạn chế, chế độ khuyến khích, khen thưởng lại chưa hoàn toàn xứng đáng với tâm lực của GV.

Mặc dù vậy, các GV vẫn không ngừng sáng tạo, tâm huyết và đầy hào hứng trong công việc khó khăn vất vả này. Ví dụ: GV Trường THCS Vạn Thắng (Ba Vì) tự chế các dung dịch thử chỉ thị màu từ quả cây, không phải vì không có hoá chất mà mục đích chính là GD cho các em ý thức thân thiện với môi trường. Thầy Trần Đình Toàn, GV vật lý Trường THPT bán công Đống Đa tự chế dụng cụ thí nghiệm định luật Bôilơ-Mariốt và Sáclơ vì giá thành rẻ gấp hàng chục lần so với đi mua, mà lại đạt độ chính xác cao hơn, chế tạo thì đơn giản đến mức HS cũng có thể làm được. Thầy Nguyễn Văn Thông-GV Trường THPT Phan Huy Chú thì thiết kế bộ thí nghiệm chứng minh lực quán tính bởi vì trong SGK có hướng dẫn nhưng chỉ thực hiện được trong điều kiện lý tưởng (không có ma sát). Cô giáo Phương ở trường tiểu học Yên Viên (Gia Lâm) thì phối hợp 3 phần mềm khác nhau để tạo nên một phần mềm dạy tiếng Việt phù hợp với điều kiện dạy và học ở trường. Còn các GV mầm non thì vô cùng nhiều sáng tạo trong việc làm đồ chơi cho trẻ và cũng là ĐDDH đối với lứa tuổi “học bằng chơi, chơi mà học” này, mà nguyên liệu hầu hết là phế liệu. Nhìn thật vui mắt mà cũng thật thương.

Các phàn mềm dạy học cũng là một sản phẩm được khai thác nhiều, cả từ phía nhà sản xuất và người sử dụng. Đặc biệt là phần mềm dạy tập viết và học toán cấp tiểu học thu hút được sự quan tâm của nhiều GV.

Thầy Nguyễn Văn Thông với TBDH tự làm
Thầy Nguyễn Văn Thông với TBDH tự làm

2-Tạo cơ hội kết nối

Trong TL-HC về đồ dùng dạy học, có nhiều cơ hội kết nối được thể hiện, không chỉ có sự kết nối của các ý tưởng sáng tạo của GV với GV, của GV với các nhà sản xuất, mà còn là của nhà quản lý với cả hai đối tượng này. Nếu các bên đều có trách nhiệm và thấy hạnh phúc trong sự kết nối này thì sẽ là điều kiện thuận lợi để kết nối thành công, đem lại hiệu quả cho giờ dạy trên lớp.

Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhiều GV từ các huyện xa xôi của Hà Nội đã tề tựu về đây để tham quan, khâm phục và học hỏi đồng nghiệp trong việc sáng tạo ĐDDH. Họ cũng có một cơ hội tốt để nhìn nhận những sản phẩm hội đủ những tiêu chí cần thiết của ĐDDH, hoặc là gạn đục khơi trong (nhận ra sản phẩm “nhái”, hay những khiếm khuyết cần khắc phục trong quá trình tự làm ĐDDH…)

Tại hội thảo về phát triển ĐDDH tự làm diễn ra trong khuôn khổ TL-HC, trả lời thắc mắc của chúng tôi rằng vì sao trong thời buổi công nghệ như hiện nay mà các GV vẫn say sưa tự làm ĐDDH đôi khi rất thủ công và có vẻ như không có hiệu quả kinh tế như vậy, nhiều GV đã nói: Thật ra là phải tâm huyết lắm, có trách nhiệm lắm mới có thể tự làm ĐDDH. Và chúng tôi đã được “trả công” xứng đáng, đó là niềm hạnh phúc khi bài giảng của mình mang dấu ấn riêng, phù hợp với ý định của mình, mang lại hiệu quả trong truyền thụ kiến thức cũng như tình yêu với môn học cho các em. Làm sao có thể làm chỉ vì phong trào được!

Học tập đơn vị bạn
Học tập đơn vị bạn

Còn nhà sản xuất lại có suy nghĩ khác khi họ đến với TL-HC này. Bà Nguyễn Thục Linh, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục 123 nói: Chúng tôi đến đây để giới thiệu sản phẩm GD của mình, tất nhiên, nhưng đó cũng chỉ là phụ, bởi có nhiều kênh khác để chúng tôi làm việc này. Mục đích chính là chúng tôi tìm hiểu, thăm dò nhu cầu của người sử dụng thông qua những ĐDDH mà họ tự làm. Họ đã phải tự làm có nghĩa là thị trường chưa đáp ứng được cho họ. Và nhà sản xuất phải thấy trách nhiệm của mình ở đây, làm sao để có thể giúp cho GV đỡ vất vả hơn trong quá trình dạy học của mình, không phải lọ mọ đi làm những ĐDDH hoàn toàn có thể sản xuất đại trà mà vẫn đảm bảo chất lượng. Mặt khác, chúng tôi cũng có cơ hội để tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khâch hàng để ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình.

Kết luận hội thảo về phát triển ĐDDH tự làm, Chủ tịch CĐGD Hà Nội, ông Nguyễn Viết Cẩn khẳng định khả năng tìm tòi sáng tạo trong quá trình dạy học của GV, và cũng là thể hiện tinh thần trách nhiệm của họ qua việc tự làm ĐDDH. Nếu không đam mê, tâm huyết thì không thể có trách nhiệm và sáng tạo như vậy. Tóm lược các ý kiến trong khuôn khổ TL-HC và hội thảo, ông Cẩn cũng đề xuất một số kiến nghị về quản lý để đẩy mạnh hơn nữa phong trào tự làm ĐDDH cũng như tăng cường hiệu quả sử dụng TBDH nói chung vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Đó là: ngành GD cần xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn về các tiêu chí của TBDH nói chung và ĐDDH tự làm nói riêng, cấp giấy chứng nhận hoặc bằng sáng chế cho sản phẩm đồng thời có cơ chế khen thưởng và đưa vào sản xuất hàng loạt nếu đạt yêu cầu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sáng tạo TBDH, tăng cường CSVC, tổ chức các cuộc thi và giới thiệu về TBDH, hỗ trợ kinh phí, thời gian cho GV tự làm ĐDDH, nâng cao trình độ CNTT để GV có thể cập nhật các công nghệ mới được ứng dụng trong TBDH…

Được biết sắp tới, TL-HC TBDH với quy mô toàn quốc cũng sẽ được Bộ GD-ĐT tổ chức. Đây sẽ là điều kiện để hội tụ và kết nối về TBDH được mở rộng hơn, có chiều sâu hơn nữa.

Nguyễn Trâm

Thay mặt Quỹ Khuyến học và Giải thưởng Lê Văn Hiến chi nhánh Hà Nội, gia đình bà Lê Na – cháu ngoại cụ Lê Văn Hiến, Báo Giáo dục và Thời đại trao tặng 20 suất học bổng cho học sinh

Hơn 279 triệu đồng trao thưởng, học bổng cho học sinh, sinh viên đạt Giải thưởng Lê Văn Hiến

GD&TĐ - Chiều 30/8, Hội Khuyến học quận Ngũ Hành Sơn (UBND quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) tổ chức lễ Tuyên dương khen thưởng học sinh, sinh viên đạt “Giải thưởng Lê Văn Hiến”, “học sinh xuất sắc toàn diện tiêu biểu”, “học sinh vượt khó học giỏi”, học sinh trúng tuyển đại học năm 2018 và tặng học bổng đợt 2 cho học sinh con hộ nghèo.
 72 năm thành lập Nha Bình dân học vụ (8/9/1945): Sự học của người lớn và  “HỌC KHÔNG BAO GIỜ CÙNG”

72 năm thành lập Nha Bình dân học vụ (8/9/1945): Sự học của người lớn và “HỌC KHÔNG BAO GIỜ CÙNG”

GD&TĐ - Giáo dục cho người lớn theo khuyến nghị của UNESCO là thuật ngữ chỉ toàn bộ quá trình giáo dục có tổ chức, bất kể nội dung, trình độ và phương pháp gì…để người lớn phát triển được năng lực, làm giàu kiến thức, nâng cao chất lượng chuyên môn và tay nghề, thay đổi thái độ hành vi giúp họ tham gia phát triển KT – VH - XH. Điều này Bác Hồ cũng đã khẳng định: “Học không bao giờ cùng”. Câu nói của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại.
6 cầu thủ Việt tham gia Wold Cup 2014

6 cầu thủ Việt tham gia Wold Cup 2014

(GD&TĐ) - Ngày 26/12, tại Trung tâm Giáo dục năng khiếu Văn Thể Mỹ, Thành phố Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên - Huế đã phối hợp cùng FFAV và Liên đoàn Bóng đá Thừa Thiên - Huế tuyển chọn 6 cầu thủ (3 nam và 3 nữ) chuẩn bị tham gia Wold Cup năm 2014 tại Brazil.
Sea Games 27: Được và mất

Sea Games 27: Được và mất

(GD&TĐ) - Đại hội thể thao Đông Nam Á (Sea Games) từ lâu vẫn được coi là cái “ao làng” với món “lẩu thập cẩm” từ các môn thể thao thi đấu Olympic cho tới các môn thể thao cổ truyền hiếm người biết tới...
10 sự kiện thể thao năm 2013

10 sự kiện thể thao năm 2013

Tuyển bóng đá U19 gây ấn tượng trên đấu trường quốc tế; Lê Quang Liêm giành tấm HC vàng lịch sử; Alex Ferguson thôi dẫn dắt Man Utd... là những sự kiện thể thao đáng chú ý năm nay.  
Rực rỡ SEA Games

Rực rỡ SEA Games

Hàng chục quả pháo hoa được bắn cùng lúc lên bầu trời sân vận động Wunna Theikdi, mở đầu cho Lễ khai mạc Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 27.  
Các "tay vợt nhà giáo" sẵn sàng cho ngày tranh tài

Các "tay vợt nhà giáo" sẵn sàng cho ngày tranh tài

(GD&TĐ) - Đến thời điểm này mọi công tác chuẩn bị của đơn vị đăng cai tổ chức Giải cầu lông “Người giáo viên  nhân dân” toàn quốc lần thứ V đã hoàn tất. Ban tổ chức đã bố trí bộ phận đón tiếp từ ngày 10/12 và làm thủ tục cấp phát thẻ cho các đoàn một cách thuận tiện nhất.
Hội thi TTHS khuyết tật toàn quốc: Thả ước mơ bay xa

Hội thi TTHS khuyết tật toàn quốc: Thả ước mơ bay xa

(GD&TĐ) - Tối nay (8/12), Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ V - 2013 đã khép lại với âm vang niềm vui lạc quan, tình cảm trong sáng và ý chí nghị lực vượt lên chính mình của các em học sinh khuyết tật.
Hào phóng đòi hỏi, "ki bo" chi trả

Hào phóng đòi hỏi, "ki bo" chi trả

(GD&TĐ) - Trong những năm qua, chế độ đãi ngộ dành cho các vận động viên (VĐV) đỉnh cao khi giải nghệ luôn là đề tài được giới truyền thông quan tâm. Nhiều bài báo, những phóng sự đã đề cập rất nhiều đến những mặt được và chưa được về chế độ đãi ngộ đối với đời sống của các VĐV...
ĐH Thủy Lợi vô địch giải bóng đá sinh viên toàn quốc

ĐH Thủy Lợi vô địch giải bóng đá sinh viên toàn quốc

(GD&TĐ) - Sau những ngày thi đấu sôi nổi, nhiệt tình và rất quyết liệt, chiều nay (5/12) tại sận vận động Bách Khoa Hà Nội - VCK Giải bóng đá sinh  viên toàn quốc Truyền hình Quốc phòng Việt Nam - Cúp Viettel 2013 đã  tìm ra được nhà vô địch xứng đáng.
Sân chơi bổ ích cho HS khuyết tật

Sân chơi bổ ích cho HS khuyết tật

(GD&TĐ) - Sáng nay (3/12), tại Trung tâm dịch vụ thi đấu thể thao tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ V – 2013.
Lựa chọn được nhiều tài năng thể thao sinh viên

Lựa chọn được nhiều tài năng thể thao sinh viên

(GD&TĐ) - Sau gần một tuần tranh tài sôi nổi, Hội thao Điền kinh và Thể thao Quốc phòng sinh viên toàn quốc lần thứ XI - 2013 diễn ra tại Trường đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng đã kết thúc, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.