“Truyền lửa” khởi nghiệp

GD&TĐ - Nhiều người tâm đắc với câu nói: “Khởi nghiệp là một hành trình chỉ dành cho những người có ước mơ và sẵn sàng đánh đổi. Khởi nghiệp tuân thủ quy luật của việc có thành công thì có thật bại".
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trên đây là câu nói của Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Novaedu - Đỗ Mạnh Hùng. Câu nói không chỉ là sự chiêm nghiệm của bản thân mà còn “truyền lửa” cho rất nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có ý tưởng khởi nghiệp.

Khởi nghiệp không còn là khái niệm xa lạ, nhất là với HSSV. Đặc biệt, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) và Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch triển khai đề án này, tinh thần khởi nghiệp của HSSV càng được hun đúc. Nói không sai khi nhiều người nhận xét, chưa bao giờ tinh thần khởi nghiệp lại phát triển mạnh mẽ, có sự lan tỏa sâu rộng và hiệu ứng tích cực như hiện nay. Trong khuôn khổ hoạt động của Đề án 1665 và Kế hoạch của Bộ GD&ĐT, HSSV có thêm nhiều cơ hội được trải nghiệm và thử thách bản thân.

Cần hiểu rằng, Đề án 1665 không phải để tạo ra nhiều Startup hay tỷ phú, mà để trang bị cho HSSV về kiến thức và tinh thần khởi nghiệp, rộng hơn là kết nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp... Trên tinh thần đó, ngay trong năm nay, Bộ GD&ĐT tổ chức hàng chục hội thảo, diễn đàn về hành trình người khởi nghiệp nhằm “truyền lửa” cho HSSV.

Ai cũng biết, tuổi trẻ phải có ước mơ, hoài bão và khát vọng cống hiến. Vì thế khởi nghiệp không dành cho những ai sợ dấn thân, thất bại. Chẳng thế mà, các chuyên gia về khởi nghiệp đã đúc kết, dù có ưu thế hay lợi thế đến đâu cũng khó đạt được thành công nếu như không dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận thất bại. 

Khởi nghiệp không đơn thuần là nguồn vốn, càng không đơn giản chỉ là bán hàng kinh doanh; quan trọng là ý tưởng và có đủ đam mê để tạo nên sự khác biệt trên hành trình khởi nghiệp. Thế mới nói, ý tưởng là yếu tố tiên quyết, “mở màn” cho hành trình khởi nghiệp và lập thân, lập nghiệp của mình. Khi có ý tưởng tốt, cùng với niềm đam mê và quyết tâm cao, cơ hội thành công sẽ là chuyện “một sớm, một chiều”. Do vậy, khi mọi thứ đã “chín”, thay vì ngần ngại hãy bắt tay thực hiện, với tâm thế như một “chiến binh” không sợ thất bại và quyết tâm để đi đến thành công.

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”, vì thế khởi nghiệp có thể thất bại ở lần đầu tiên, nhưng cần kiên trì, nỗ lực với  tinh thần phấn đấu cao nhất. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mỗi HSSV cần nắm tay nhau kết thành vòng tay lớn; kết nối với nhau, với nhà đầu tư, doanh nghiệp; người đi trước giúp người đi sau, cùng chia sẻ ý tưởng và rèn luyện kỹ năng mềm. 

Ai đó đã từng nói, tương lai của chúng ta đều nằm trong bàn tay của mỗi người. Thành hay bại, sướng hay khổ đều do mỗi người tự quyết định. Khởi nghiệp giống như một cuộc chinh phục. Để đạt được mục tiêu cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin, chính kiến và quyết đoán. Hãy tạo cho mình cơ hội được thử thách bản thân ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bằng việc tự làm chủ và tự tạo công ăn việc làm, thu nhập cho bản thân. Hành trình khởi nghiệp có gian nan nhưng cũng có quả ngọt. Trân quý hơn, trong hành trình ấy, các bạn sẽ được khẳng định và khám phá năng lực của bản thân. 

Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.