Truyền hình thực tế: Khán giả chấp nhận làm... “con rối“

GD&TĐ - Mặc lời ra tiếng vào, truyền hình thực tế đang ngày một... thực tế hơn, nhưng có lẽ còn lâu nó mới mô tả đúng những gì đang diễn ra. Khán giả cũng thừa biết họ đang bị "giật dây" theo đúng ý đồ của nhà sản xuất, nhưng suy cho cùng, truyền hình thực tế vẫn là món ăn hấp dẫn trên màn ảnh nhỏ.

Không ai dễ chịu khi biết mình bị lừa, nhưng nhà sản xuất truyền hình thực tế lại "cao tay" đến mức khiến một số bộ phận khán giả chẳng những chấp nhận bị lừa và còn "hùa theo" họ.
Không ai dễ chịu khi biết mình bị lừa, nhưng nhà sản xuất truyền hình thực tế lại "cao tay" đến mức khiến một số bộ phận khán giả chẳng những chấp nhận bị lừa và còn "hùa theo" họ.

Khi khán giả "lừa" khán giả

Đã qua cái thời khán giả "ố, á" với những điều mới lạ, những diễn biến hấp dẫn, bất ngờ và kịch tính của truyền hình thực tế, bởi không ít lần truyền thông đã "vạch mặt" chiêu trò dàn dựng của nhà sản xuất, họ biết truyền hình thực tế không khác gì những bộ phim đậm chất "drama", trong đó các nhân vật hầu như chỉ diễn theo kịch bản và được biên tập, cắt xén đến mức chính người trong cuộc cũng không nhận ra nguyên gốc.

Dưới dạng format một cuộc thi, khán giả sẽ thấy được sự thi đấu đầy tính cạnh tranh, quyết liệt của các thí sinh. Nhưng trong đó còn có những tình huống mang cảm xúc, nhằm kích thích sự kịch tính, đẩy khán giả vào vai trò người quyết định "thực tế".

Đây được gọi là chiêu trò của nhà sản xuất khi có những cách thức khác nhau để biên tập lại những câu nói, lời dẫn, hành động của các nhân vật tham gia thi để tạo được hiệu ứng tích cực và tiêu cực cho chương trình. Đó là dẫn chứng cho rất nhiều "thảm họa âm nhạc", "thảm họa tài năng" mang tên "thực tế" mà khán giả không khó để tìm thấy trong các chương trình thực tế hiện nay.

Điều đó làm khán giả cảm thấy họ bị lừa, là con rối trong vở kịch mà các nhà sản xuất dựng lên. Điều này không chỉ làm mất đi sự uy tín của BTC, nhà sản xuất, kênh truyền hình mà còn sinh ra tâm lý tiêu cực giữa các thí sinh với nhau, khiến cho một chương trình chỉ mang yếu tố giải trí kèm theo bị chìm khuất bởi những vết đen không đáng có.

Tất nhiên, không ai dễ chịu khi biết mình bị lừa, nhưng nhà sản xuất truyền hình thực tế lại "cao tay" đến mức khiến một số bộ phận khán giả chẳng những chấp nhận bị lừa và còn "hùa theo" họ. Từng tiếng vỗ tay, từng tiếng “ồ”, tiếc nuối, thậm chí khóc, hò hét, phấn khích tột độ mà người xem các chương trình mang danh truyền hình thực tế vẫn thường thấy trên tivi chỉ là… giả tạo. Đó chỉ là sự dàn dựng bởi những “khán giả tình nguyện” đến để “biểu lộ tình cảm” cuốn hút người xem và vô tình đánh lừa chính những khán giả đang xem truyền hình. Thế nên, những chương trình mang danh thực tế mà không hề thực tế chút nào.

Thật, giả lẫn lộn

Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố trong truyền hình thực tế đều giả tạo. Bằng chứng là một số nghệ sĩ đã có nhiều fan hơn, được yêu mến hơn sau khi tham gia một chương trình truyền hình thực tế nào đó.
Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố trong truyền hình thực tế đều giả tạo. Bằng chứng là một số nghệ sĩ đã có nhiều fan hơn, được yêu mến hơn sau khi tham gia một chương trình truyền hình thực tế nào đó.

Các chương trình như: Thần tượng Việt Nam (Vietnam Idol), Tài năng Việt Nam (Vietnam"s got talent), Bước nhảy Hoàn vũ (Dancing with the stars), Cặp đôi hoàn hảo (Just the two of us), Tìm kiếm người mẫu Việt (Vietnam"s Next Top Model)... chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ trong nước nhiều năm qua. Nhưng đó mới chỉ là một phần trong số rất nhiều chương trình truyền hình thực tế hiện nay.

Dễ nhận thấy, chỉ có những chương trình dính tai tiếng, vướng scandal mới được nhớ lâu và hút khán giả. Xâu chuỗi hàng loạt scandal, người ta lại nhận ra bóng dáng của những công thức, những chiêu trò không mới được lặp đi lặp lại, đủ làm nhức nhối dư luận.

Còn nhớ, chương trình Vietnam"s Got Talent 2011 từng dính lùm xùm khi mẹ của thí sinh Quỳnh Anh lên tiếng tố cáo nhà sản xuất đã cắt xén, dàn dựng kịch bản nhằm mục đích thương mại, câu khách. Theo bà, ngay từ đầu, chương trình đã cho đạo diễn sắp xếp, yêu cầu con gái và gia đình bà nói gì, mặc gì. Sự việc chưa dừng lại ở đó, mẹ của thí sinh này tiếp tục gửi đơn tố cáo chương trình đã lợi dụng con bà và làm tổn thương tinh thần gia đình bà khi bị dư luận "ném đá"...

Thực ra, ngay cả truyền thình thực tế phiên bản gốc ở nước ngoài cũng không tránh khỏi lùm xùm. American Next Top Model cũng từng bị chỉ trích vì trò xấu. Janice Dickinson, cựu giám khảo của chương trình, từng chia sẻ với báo chí, cuộc chơi này không phải ban giám khảo có quyền quyết định người chiến thắng mà chính nhà quảng cáo mới toàn quyền. Vì không chấp nhận sự lũng đoạn này, bà đã rời bỏ cuộc chơi. Janice Dickinson cho rằng, những phiên bản của Next Top Model trên khắp thế giới cũng chịu cảnh tương tự.

Có thể nói, truyền hình thực tế là điều tai tiếng nhất từ trước đến nay trên màn ảnh nhỏ. Cần phải nhắc lại rằng những tình huống gay cấn, xung đột, những đối thoại trong một show truyền hình thực tế hoàn toàn có thể chịu sự can thiệp, cắt xén, dàn dựng của ê-kíp sản xuất, tất cả nhằm mục đích giúp chương trình trở nên hấp dẫn nhất có thể.

Bởi vậy, những yêu ghét mà bạn dành cho một nhân vật trong một show truyền hình thực tế có thể không chính xác, bởi nhân vật không thực sự đáng mến hoặc đáng ghét như bạn thấy trên truyền hình. Và một khi ê-kíp đã chơi "bài ngửa”, đòi hỏi một nhân vật phải chấp nhận sắm vai "ác", nhân vật đó có hai lựa chọn, hoặc làm theo và sẽ tiếp tục tiến sâu, hoặc không làm theo và sẽ sớm bị loại.

Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố trong truyền hình thực tế đều giả tạo. Bằng chứng là một số nghệ sĩ đã có nhiều fan hơn, được yêu mến hơn sau khi tham gia một chương trình truyền hình thực tế nào đó. Đạo đức với nghề và cái tâm với khán giả khiến họ không thể "diễn quá sâu" trên truyền hình.

Thông qua truyền hình thực tế, những câu nói mang tính truyền cảm hứng của một số nghệ sĩ đã thực sự lan tỏa và chạm đến trái tim khán giả. Có lẽ đó là sợi dây duy nhất để truyền hình thực tế có thể giữ chân khán giả đến giờ phút này.

Đối với một vài chương trình thực tế quá lố mà vẫn sống sót thì nguyên nhân có thể là vì không còn gì để giải trí, và một khi người ta chưa nghĩ ra món gì hấp dẫn hơn thì truyền hình thực tế vẫn là lựa chọn số một của khán giả hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ